Quy định về bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp (Phần 3)

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Trong phần 1 và phần 2 của bài viết, chúng ta đã hiểu được về các trường hợp và mức bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp theo từng trường hợp. Ở phần cuối này, Gitiho sẽ cùng bạn tìm hiểu về các trường hợp phải bồi thường, hoàn trả chi phí đào tạo nhé!

Trường hợp phải bồi thường, hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp phải hoàn trả chi phí đào tạo đối với hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng thử việc

Theo quy định tại điều 62, Bộ Luật lao động 2014, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người lao động đối với hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng thử việc như sau:

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.“

Như vậy, trong trường hợp này,. người lao động chỉ có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động khi có hợp đồng đào tạo nghề, trong đó có các điều khoản ràng buộc về đào tạo nghề, về thời gian cam kết làm việc và trách nhiệm bồi thường hay không.

Xem thêm: Chia sẻ 5 mẫu quản lý hồ sơ nhân sự trên Excel thường dùng

Việc bồi thường chi phí đào tào được đặt ra bắt buộc đối với người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật trong mọi trường hợp là trong hay ngoài thời gian cam kết làm việc tại công ty trừ khi hợp đồng đào tạo quy định khác. 

Còn đối với trường hợp người lao động được doanh nghiệp tuyển dụng cho đi đào tạo không thực hiện cam kết về thời gian làm việc trong hợp đồng sẽ phải bồi thường theo quy định của hợp đồng. 

Hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo theo chế độ cử tuyển

Theo quy định của khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 141/2020/NĐ-CP:

Cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào trường đại học, cao đẳng, hoặc trung đối với người học là người dân tộc thiểu số rất ít người hoặc người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

quy định bồi thường chi phí đào tạo

Cũng theo đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, người đi học theo chế độ cử tuyển sẽ phải hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“3. Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.”

Các khoản chi phí phải hoàn trả, bồi thường theo quy định tại  Điều 14 Nghị định 141/2020/NĐ-CP như sau:

1. Chi phí bồi hoàn bao gồm: học bổng và các khoản chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ cử tuyển.

2. Cách tính chi phí bồi hoàn

a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định này, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = (HB+CF) x N

Trong đó: S là chi phí bồi hoàn; HB là học bổng người học được hưởng trong một tháng; CF là chi phí đào tạo người học trong một tháng; N là thời gian người học đã học theo chế độ cử tuyển được tính bằng số tháng làm tròn;

b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Nghị định này, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

[edit-table0]

Trong đó: T là số tháng người cử tuyển phải chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động; t là số tháng người cử tuyển đã làm việc theo sự điều động; các ký hiệu: S, HB, CF và N xác định theo quy định tại điểm a khoản này.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Tổng kết

Như vậy, qua 3 phần của bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những quy định về hoàn trả và bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp trong trường hợp vi phạm cam kết đào tạo giữa doanh nghiệp và người lao động. Được cử tham gia đào tạo, đặc biệt là các khóa đào tạo chuyên sâu là quyền lợi của người lao động cũng như cán bộ, công chức, viên chức, và làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức sau khi được đào tạo theo đúng cam kết đã ký là nghĩa vụ của người lao động, công chức viên chức, cán bộ. Vì vậy, để tránh trường hợp không mong muốn phải bồi thường chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, tổ chức, người lao động nên chấp hành đúng theo quy định của cam kết. 

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông