Hướng dẫn cách thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Hạch toán thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp là một trong những nghiệp vụ quan trọng và cần nắm vững đối với một kế toán viên. Tuy nhiên, hạch toán sao cho đầy đủ và chính xác nhất thì có thể bạn vẫn chưa biết. Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp chi tiết và chính xác nhất.

KTG01 - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp sau 14 giờ!

Thanh lý tài sản cố định hữu hình dùng trong sản xuất, kinh doanh

Ghi chép phản ánh các khoản thu do thanh lý tài sản cố định hoặc nhượng bán tài sản cố định

Đối với doanh nghiệp nộp Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Đối với doanh nghiệp này, khi phản ánh các khoản thu do thanh lý tài sản cố định hoặc nhượng bán tài sản cố định, ta hạch toán như sau:

  • Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
  • Có  TK 711 - Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có Thuế giá trị gia tăng)
  • Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (Tài khoản 33311)

Đối với doanh nghiệp nộp Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Đối với doanh nghiệp nộp thuế theo hình thức này, khi phản ánh khoản thu do thanh lý tài sản cố định hoặc nhương bán tài sản cố định, ta hạch toán như sau:

  • Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
  • Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán đã bao gồm Thuế giá trị gia tăng)

Ghi chép các chi phí phát sinh khi thực hiện thanh lý tài sản cố định hoặc nhượng bạn tài sản cố định

Đối với các chi phí phát sinh, ta hạch toán như sau:

  • Nợ TK 811 - Chi phí khác
  • Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Trong trường hợp được khấu trừ Thuế giá trị gia tăng)
  • Có các TK 11, 112, 141, 331,... (Tổng giá thanh toán)

Ghi nhận nguyên giá tài sản cố định được thanh lý hoặc nhượng bán bị giảm

  • Npj TK 214 - Hào mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn của tài sản cố định)
  • Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của tài sản cố định)
  • Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá của tài sản cố định)

Thanh lý tài sản cố định hữu hình dùng trong sự nghiệp hoặc dự án

Trong trường hợp thanh lý tài sản cố định hữu hình được sử dụng trong sự nghiệp hoặc dự án, ta cắn cứ vào Biên bảo bàn giao (giao nhận) tài sản cố định để ghi:

Giảm tài sản cố định đã được thanh lý:

  • Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại)
  • Nợ TK 214 - Hào mòn tài sản cố định (giá trị đã hao mòn)
  • Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)

Số thu khi thanh lý tài sản cố định

  • Nợ TK 111,112...
  • Có TK 466 - Kinh phí đã hình thành tài sản cố định
  • Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước (Nếu có các khoản phải nộp) (Tài khoản 3331)

Số chi khi thanh lý tài sản cố định

  • Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
  • Có TK 111,112…

Thanh lý tài sản cố định hữu hình dùng trong hoạt động văn hóa - phúc lợi

Trong trường hợp thanh  lý tài sản cố định dùng trong hoạt động văn hóa - phúc lợi, căn cứ trên Biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi nhận:

Hướng dẫn cách thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp

Giảm tài sản cố định nhượng bán

  • Nợ TK 353 - Qũy khen thường, phúc lợi (TK 3533) (giá trị còn lại)
  • Nợ TK 214 - Hao mòn Tài sản cố định (giá trị đã hao mòn)
  • Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)

Số thu khi thanh lý tài sản cố định

  • Nợ TK 111,112...
  • Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
  • Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).

Số chi khi thanh lý tài sản cố định

  • Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
  • Có TK 11, 112...

Tổng kết

Trong bài viết trên, Gitiho đã hướng dẫn chi tiết cho bạn cách để hạch toán nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp trong 3 trường hợp: Tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh, tài sản dùng trong sự nghiệp dự án và tài sản dùng trong văn hóa - phúc lợi. Chúc bạn áp dụng thành công!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông