Mã HS Code là gì? Cách tra cứu HS Code mã chính xác nhất

Nội dung được viết bởi Lực td

Khi làm các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu logistics, chắc hẳn chúng ta đã gặp những trường hợp như cùng một loại hàng hoá nhưng lại có nhiều tên, nhiều tính chất khác nhau. Ví dụ như cái bát ăn cơm, có nơi gọi là "chén", có nơi gọi là "tô" hay tiếng Anh là "bowl". Và để phân biệt các loại hàng hoá dù có chung đặc tính hay không chung đặc tính, HS Code đã được ra đời. Vậy HS Code là gì? Cách tra cứu, cách đọc HS Code như thế nào? Gitiho sẽ giải đáp ngay cho các bạn trong bài viết này.

Thực hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Logistics

HS Code là gì

Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu trên toàn thế giới, có tên đầy đủ là "Hệ thống hài hoà mô tả và mã hàng hoá" (HS - Harmonized Commodity Description and Coding System). HS Code có thể coi như chứng minh thư của hàng hoá gồm một dãy số và dãy số này trên thế giới sẽ quy ước chung cho một loại hàng hoá. Chẳng hạn cái mũ thì có nơi gọi là "cái nón", tiếng Anh là "hat" hay có những loại mũ như "mũ cối", "mũ bảo hiểm",... Thì mã HS Code được sinh ra để phân loại hàng hoá đó tên là gì.

Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế mặt hàng liên quan đến chính sách hải quan của quốc gia, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu
 

Bởi HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hoá thành một dãy số (thường là 8 đến 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hoá giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất và phân loại sản phẩm.

Tại Việt Nam thì hầu hết là 8 số trên mã HS Code, chỉ có riêng tình huống mặt hàng nhôm như dưới đây là 10 số, nhưng trường hợp này rất hạn hữu 

Xem thêm: Những chi phí khi vận chuyển nội địa dành cho dân xuất nhập khẩu

Tra cứu HS Code

Cấu trúc danh mục HS Code tại Việt Nam

Ví dụ, mũ bảo hiểm cho người đi xe máy có HS Code là 6506101 và mũ bảo hộ có mã HS Code 65061020. Hai mã này có cùng chương 65 và nhóm 06, phân nhóm 10. Vậy để phân biệt thì hai loại mũ này, ta tìm điểm khác nhau ở 2 số cuối  

Cấu trúc của danh mục HS Code tại Việt Nam sẽ được chia ra làm 22 phần

Cách tra cứu mã HS Code

Sau khi đã tìm được đúng phần sản phẩm ứng với HS Code, ta sẽ chuyển sang tìm chương (section)

Chẳng hạn, mặt hàng Mì Tôm sẽ thuộc vào phần IV, bởi đây là dạng thực phẩm chế biến. Cụ thể hơn, ta phải tìm đến chương 16-24. Để kiểm tra được số chương, bạn đọc hãy mở biểu thuế xuất nhập khẩu rồi dùng Ctrl + F để tìm số chương 

Khi đã tìm được đúng số chương rồi, ta kéo xuống mục 1902 có nội dung "Sản phẩm từ bột nhào..." và quan trọng hơn hết là "sợi mì (noodle), mì dẹt (lasagne)" là đã bao gồm loại sản phẩm Mì Tôm như Gitiho đã ví dụ.

1902 chúng ta đọc là "Chương 19 nhóm 02"

Xem thêm: Cách phân loại Bill gốc trong xuất nhập khẩu và những lưu ý khi xử lý vận đơn

Bên cạnh đó, trong quá trình tra cứu HS Code, chúng ta cần hết sức lưu ý tìm đúng loại mã cho mặt hàng của mình. Đối với riêng ví dụ về Mì Tôm đã có 3 loại mã khác nhau để mô tả chỉ riêng mặt hàng liên quan đến mì

Ở đây thì có vẻ như mã 19023040 là đúng với mặt hàng Mì Tôm nhất vì trong mô tả ghi rõ "Mì ăn liền khác"

Cấu trúc của mã HS Code 

- Phần: Trong bộ mã HS Code có tổng cộng 21 phần (phần 22 là bổ sung), mỗi phần đều có chú giải phần.

- Chương: Gồm 68 chương (chương 77 là chương dự phòng - gồm những sản phẩm chưa có mặt trên Trái Đất). Mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hoá 

- Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung

- Phân nhóm: Được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm 2 ký tự

- Phân nhóm phụ: 2 ký tự, phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định

Lưu ý:

  • Những dấu gạch ngang trong phân nhóm thì gạch nhiều sẽ là con của gạch ít
  • HS Code ở Việt Nam gồm 8 chữ số, trong đó có 4 chữ số đầu tiên (chương, nhóm) mang tính chất quốc tế, riêng phần nhóm phụ tuỳ vào mỗi quốc gia. Ví dụ như Trung Quốc là 10 số thay vì 8 số

Để tra cứu mã HS Code, ta truy cập vào những trang web sau

bieuthue.net/

https://bit.ly/3wq8Nz3
 

Còn trong trường hợp chúng ta không hợp không biết được hàng hoá đấy thực chất là gì thì hoàn toàn có thể gửi email trực tiếp cho hải quan để thắc mắc. Nếu như bên hải quan biết thì sẽ trả lời rất nhanh, còn trường hợp hải quan không biết họ sẽ gửi cho ta các loại thông tư liên quan để tham khảo

Tổng kết

Qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm về HS Code là một loại mã để phân biệt hàng hoá trong xuất nhập khẩu, bởi một mặt hàng có thể gồm nhiều tên gọi, tính chất khác nhau. Ngoài ra, Gitiho đã cùng bạn đọc tra cứu và hướng dẫn cách đọc mã HS Code chuẩn nhất để không bị nhầm lẫn giữa các loại mặt hàng. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ áp dụng tốt những kiến thức này trong quá trình làm việc.

Tài liệu kèm theo bài viết

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông