Top doanh nghiệp đã đăng ký cho nhân viên

Bạn sẽ học được gì?

Hiểu được làm Marketing là làm những gì
Biết nghiên cứu thị trường là nghiên cứu những gì
Lập chiến lược và kế hoạch Marketing cho một sản phẩm/dịch vụ
Phân biệt được truyền thông và quảng cáo

Khoá học này sẽ có:

Video

5h 31m giờ học

Article

0 bài viết chuyên môn

Material

0 tài liệu đính kèm

Exam questions

0 đề thi ghi nhớ kiến thức

Nội dung khoá học

5 Chương . 42 bài giảng . 5h 31m giờ học

Mở rộng tất cả các phần

Mô tả khoá học

Khoá học Marketing Foundation dựa trên quy trình Marketing thực tế tại các Tập Đoàn - Công ty lớn, đây là những kiến thức nền tảng mà bất kỳ người làm Marketing nào đều phải biết nếu muốn phát triển lâu dài trong ngành Marketing. Khóa học không chỉ cung cấp tư duy marketing bài bản, hệ thống hoá kiến thức chuyên môn, mà còn có các Case Study giúp học viên biết cách triển khai các chiến dịch trong thực tế. Cùng bắt đầu công việc Marketing chuyên nghiệp với khóa học này. 

Giảng viên:

Hồ Ngọc Sơn Giảng viên

Trưởng phòng Đào tạo chuỗi cửa hàng Format và TokyoLife

Hồ Ngọc Sơn
  • 5 điểm đánh giá

  • 2 đánh giá

  • 89 học viên

  • 6 khóa học

Nguyên giảng viên đại học FPT
Nguyên giảng viên đại học Hà Nội
Trưởng phòng Đào tạo chuỗi cửa hàng Format và TokyoLife

Học viên cũng mua

Chiến lược Xây dựng Tên Tuổi Mini Course
12 bài giảng
0
497
19,900 đ
499,000 đ
Chiến lược Xây dựng Tên Tuổi Mini Course
Trọn bộ kiến thức Digital Marketing tích hợp đa kênh
37 bài giảng
4
177
499,000 đ
1,500,000 đ
Trọn bộ kiến thức Digital Marketing tích hợp đa kênh
7 bí quyết marketing bùng nổ doanh thu cho doanh nghiệp bán lẻ
24 bài giảng
4.91
166
499,000 đ
999,000 đ
7 bí quyết marketing bùng nổ doanh thu cho doanh nghiệp bán lẻ

Hỏi đáp khóa học

0 thảo luận

Thảo luận về bài học

10 thảo luận

Anh Thư

Anh Thư

chương 1, bài số 3 và số 4 có cùng 1 nội dung video. 

Trợ Giảng Gitiho

Trợ Giảng Gitiho

Dạ vâng Gitiho ghi nhận thông tin từ Anh/Chị và báo với bộ phận liên quan đẻ sớm xử lý ạ

Ngô Tiến Thịnh

Ngô Tiến Thịnh

Thưa Thầy, em có thể xin nội dung bài giảng không ạ?

Em cám ơn Thầy nhiều

Hồ Ngọc Sơn

Hồ Ngọc Sơn [Giảng viên]

Chào Thịnh, 

Cảm ơn Thịnh đã quan tâm đến  bài học. Những comment này hiển thị công khai nên nếu gửi lên đây thì những bạn chưa học cũng sẽ tải được, có thể gây ảnh hưởng đến Gitiho. Thế nên Thịnh vui lòng chụp ảnh màn hình nếu thích lưu slide nhé.

Nguyễn Minh Đoan

Nguyễn Minh Đoan

Cho em xin slide với anh ơi

 

Hồ Ngọc Sơn

Hồ Ngọc Sơn [Giảng viên]

Xin lỗi bạn. Bình luận này ai cũng có thể đọc nên nếu gửi slide lên đây thì các bạn chưa học cũng có thể tải hết học liệu, ảnh hưởng đến bản quyền của nền tảng Gitiho. Bạn chịu khó chụp ảnh màn hình bạn nhé.

Phạm Hà

Phạm Hà

Thầy cho ví dụ về nhóm doanh nghiệp tập đang đi hướng chiến lược tập trung vào MKT đi ạ? Nhóm này em chưa hiểu rõ lắm.

Em đang hiểu 1 số dạng như sau thầy comment nhé:

  1. Tập trung vào sản xuất: công ty thường nhận gia công, chuyên về sản xuất các sản phẩm cho công ty & theo đơn đặt hàng của đối tác
  2. Tập trung vào sản phẩm: ngoài nhóm tech & beauty ra, em cũng đang hiểu nhiều công ty F&B cũng đi theo hướng này
  3. Tập trung bán hàng: hospitality, bảo hiểm, bất động sản…?
  4. Tập trung vào MKT (?): các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
  5. Tập trung vào xã hội: giáo dục, từ thiện, tổ chức phi lợi nhuận…

Em đang làm việc trong tập đoàn Masan, theo như 5 hướng chiến lược trên thì em nhận định công ty đang đi theo chiến lược số 1 & số 2 là chính, thầy góp ý thêm giúp em nhé.

Hồ Ngọc Sơn

Hồ Ngọc Sơn [Giảng viên]

Chào Hà, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi để mình có cơ hội được chỉ rõ.

 

Một số doanh nghiệp đi theo định hướng chiến lược Marketing có thể là các nền tảng cung cấp dịch vụ trực tuyến như Agoda, Booking…, các nền tảng công nghệ hoặc mạng xã hội như Telegram, YouTube… các công ty truyền thông giải trí lớn nhỏ như Dienquan, VieOn, Welax, Schannel… rồi các công ty sản xuất thời trang, ẩm thực cũng có thể ở nhóm này.

 

Đặc điểm chung của các công ty theo định hướng này là họ không sáng tác ra 1 sản phẩm sau đó tìm mọi cách để bán và phân phối nó, mà họ bắt đầu từ thị trường. Họ quan sát, khảo sát, nghiên cứu xem khách hàng đang cần gì, muốn gì, theo xu hướng trào lưu gì, rồi quay về làm ra cái sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cái nhu cầu đó.

 

Hà có thể đọc thêm các tài liệu trên Internet để hiểu thêm về mảng kiến thức này. Ví dụ:

http://myhanhmarketing.blogspot.com/2014/08/5-inh-huong-quan-tri-marketing.html

https://neostrom.in/marketing-management-orientation/

 

Về bài làm của bạn:

Ý 1 đúng, nhưng cũng cần bổ sung thêm những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng mà người tiêu dùng đã hiểu rất rõ rồi, ví dụ như thiết yếu (gạo, muối, dầu, mỳ, nước giải khát…), hay thậm chí là những đồ điện gia dụng (đặc biệt là hàng Trung Quốc). Những sản phẩm này thì người tiêu dùng ai cũng cần, ai cũng hiểu về chúng rồi nên mục tiêu là tối ưu quy trình sản xuất và sản xuất với số lượng lớn để giảm chi phí.

Ý 2 đúng, và cũng cần bổ sung thêm, đó là những công ty coi mình là tiên phong của thị trường, sẽ đầu tư, dồn lực để phát minh, sáng tạo ra những sản phẩm mới, với những tính năng mới lạ và kỳ vọng thị trường sẽ đón nhận những cái mới đó. Như vậy không chỉ tech, thời trang, hóa mỹ phẩm, food, beverage mà gia dụng, biểu diễn, làm content… cũng có thể đi theo nhóm này.

Ý 3 bạn chỉ ra nhóm bảo hiểm và bất động sản là rất đúng, ngoài ra các công ty bán lẻ cũng nằm trong nhóm này rất nhiều, vì nhóm này không tạo ra sản phẩm, mà nhập sản phẩm về để bán, nên họ chỉ tập trung vào phân phối sao cho hiệu quả và bán sao cho nhiều.

Ý 4 thì mình nói ở trên rồi nhé.

Ý 5 thì không hẳn, nhóm này vẫn là các công ty sản xuất, kinh doanh kiếm lời thuộc 1 trong 4 nhóm trên, nhưng họ đưa thêm 1 mảng giá trị liên quan đến trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững vào trong sản phẩm/dịch vụ của họ. Ví dụ họ bán nước giải khát nhưng khuyến kích đem vỏ chai cũ đến để đổi, họ làm nhà hàng, siêu thị nhưng không phát túi bóng, dao dĩa nhựa miễn phí, họ sản xuất giày dép, mỹ phẩm (Toms, The Body Shop) và cam kết sử dụng 1 phần lớn lợi nhuận để giúp đỡ người nghèo hoặc bảo vệ môi trường v..v…

 

Công ty của bạn thì cá nhân mình cũng chưa tìm hiểu kỹ lắm, nhưng chắc khả năng cao là ngoài nhóm 1, 2 thì cũng thuộc nhóm 3. Còn thi thoảng Masan có làm 1 số chức năng giống nhóm 4 và 5 không thì mình cũng không biết, theo những thông tin truyền thông mà mình tiếp cận được thì có vẻ là làm còn ít.

Nguyễn Văn Lập

Nguyễn Văn Lập

Em chưa hiểu rõ những chỉ tiêu để xác định thi trường mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất? Anh có thể liệt kê một số chỉ tiêu được không ạ?

Hồ Ngọc Sơn

Hồ Ngọc Sơn [Giảng viên]

À, doanh nghiệp sản xuất thường bán hàng cho 1 hoặc nhiều doanh nghiệp khác (B2B - business to business) nên xác định khách hàng mục tiêu sẽ khác với các doanh nghiệp phân phối (B2C - Business to customer). Trong trường hợp này, xác định khách hàng mục tiêu sẽ mang tính cá nhân, khu vực, cục bộ hơn là có bộ chỉ tiêu chung cho tất cả các ngành sản xuất. Tuy không có chỉ tiêu chung nhưng ta vẫn có 1 số mẹo để xác định như sau:

1 - Phân tích rõ ràng sản phẩm của ta đang phục vụ nhu cầu gì, cho ai. Những doanh nghiệp như thế nào sẽ mua sản phẩm của ta làm đầu vào và những doanh nghiệp ấy có đặc điểm chung gì

2 - Phân tích lại những khách hàng đã mua của ta (nếu có) và tìm điểm chung của họ

3 - Nghiên cứu đối thủ (cũng là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự như ta) xem những khách hàng của họ là ai và có đặc điểm gì

4 - Nếu được, hãy nghiên cứu và tìm hiểu đặc điểm của những người đại diện đi mua hàng/nhập hàng của các công ty là khách hàng của ta nữa, cũng rất quan trọng

5 - Viết rõ ràng mô tả chân dung khách hàng mục tiêu của ta

599,000đ
© 2020 - Bản quyền của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Giáo Dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
/