Bảng ma trận (tiếng anh là Cross tab) hay còn được gọi là ma trận (Matrix) hoặc Bảng ma trận. Bảng ma trận là một loại bảng biểu được sử dụng rất phổ biến và thường xuyên, giúp hiển thị mối quan hệ giữa hai hay nhiều nhóm đối tượng. Trong bài này chúng ta cùng học cách tạo và định dạng Bảng ma trận sao cho đẹp, chuyên nghiệp và dễ phân tích trên Power BI qua ví dụ cụ thể.
Chúng ta có 3 cách để tạo Bảng ma trận hay còn gọi là Ma trận trên Power BI, bạn có thể chọn cách phù hợp với nhu cầu mình.
Khi ta kéo bất kỳ một trường nào vào khu vực làm việc, Power BI sẽ tự động tạo cho chúng ta một bảng dữ liệu (table). Ví dụ ở đây ta sẽ kéo và thả mục Tên tiếng anh của sản phẩm (English Product Name) từ mục Fields đến khu làm việc. Và chúng ta sẽ thấy một bảng biểu xuất hiện.
Tiếp theo ta sẽ kéo một giá trị cho Bảng ma trận (doanh số Sales Amount) tới mục Values và nhấn chuột chọn biểu tượng Bảng ma trận (Matrix) dưới mục Visualization. Giống như hình minh họa dưới đây.
Khi nhấn chuột vào biểu tượng Ma trận này, nó sẽ tự động chuyển đổi bảng biểu của chúng ta thành dạng Bảng ma trận ma trận. Từ hình minh họa dưới đây, bạn có thể thấy Bảng ma trận này đã thể hiện tên tiếng anh của sản phẩm (english product name) và doanh số (sales amount).
Chúng ta tiếp tục thêm vài nhóm cột nữa để minh họa dễ hiểu hơn cho Bảng ma trận này. Ở đây ta tiếp tục thêm Phân khúc khách hàng (Customer gender) vào Column Groups.
Nếu bạn muốn chuyển đổi một đồ thị sẵn có thành Bảng ma trận trên Power BI, vậy thì bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây. Giống như ta thấy trong hình minh họa dưới, chúng ta đã có sẵn một biểu đồ cột, nó thể hiện Số đơn hàng theo danh mục phụ của sản phẩm (Order Quantity by English Product Subcategory).
Nhấn vào biểu tượng Ma trận (Matrix) dưới mục Visualization và nó sẽ tự động chuyển đổi biểu đồ cột thành Bảng ma trận cho chúng ta.
Giờ ta sẽ thêm Màu sản phẩm (Product Color) vào trong nhóm Column.
Đầu tiên nhấn chuột chọn biểu tượng Ma trận (Matrix) dưới mục Visualization. Nó sẽ tự động tạo cho chúng ta một Bảng ma trận bằng dữ liệu giả định. Tiếp theo ta thêm Màu sản phẩm (Product Color) vào nhóm Rows.
Tiếp theo ta kéo và thả mục Nghề nghiệp (English Occupation) vào nhóm Columns. Bây giờ bạn có thể thấy một Bảng ma trận đã xuất hiện.
Tiếp theo ta kéo Doanh số (Sales Amount) vào mục Values. Nó sẽ tự động bật Subtotals và Grand totals cho chúng ta. Cách sử dụng chúng như nào sẽ được minh họa ở phần dưới.
Trong minh họa này chúng ta sẽ thêm nhiều trường cho Bảng ma trận hơn, ví dụ như là Tổng chi phí sản phẩm (Total Product Cost) được kéo vào mục Values.
Chúng ta sẽ làm một vài thao tác định dạng nhanh và có được Bảng ma trận như hình dưới đây.
Như vậy chúng ta đã biết 3 cách để tạo một Bảng ma trận (Ma trận) trên Power BI phục vụ cho công việc của mình. Bạn có thể chọn một trong 3 cách phù hợp với dữ liệu và thao tác của mình để sử dụng.
Cách tạo Bảng ma trận tương đối dễ dàng tuy nhiên để có một Bảng ma trận đẹp, chuyên nghiệp và dễ phân tích thì ta phải thực hiện các thao tác định dạng sau.
Phần tiếp theo này chúng ta sẽ cùng học cách làm sao để định dạng Bảng ma trận cho báo cáo của mình bằng ví dụ minh họa chi tiết. Thao tác định dạng Bảng ma trận trên Power BI bao gồm thay đổi màu đường lưới của Bảng ma trận, định dạng hàng, định dạng cột, màu hàng và cột, tiêu đề Bảng ma trận, màu nền, ...
Đầu tiên chúng ta hãy nhấn chuột chọn biểu tượng con lăn (Format) để nhìn thấy danh sách các tùy chọn có thể sử dụng để định dạng Bảng ma trận.
Ta sẽ sử dụng mục General này để thay đổi vị trí X, Y, chiều rộng, độ cao của Bảng ma trận.
Từ hình dưới đây, bạn có thể thấy danh sách các kiểu có thể áp dụng cho kiểu Bảng ma trận của mình. Nhấn chọn Matrix style và thay đổi bất kỳ thông số nào cần thiết.
Như lúc này, ta đã chọn Alternating Rows từ danh sách tùy chọn mở rộng. Nó giúp ta thêm các màu cho các hàng và thêm màu đen cho Hàng đầu tiên, cột tổng và hàng tổng.
Các tùy chọn tiếp theo trong danh sách cho phép ta định dạng đường lưới của Bảng ma trận trên Power BI, cụ thể như sau:
- Vert Grid: Chuyển đổi thuộc tính này từ Off sang On cho phép ta thêm đường lưới vào Bảng ma trận. Giúp tách cột để dễ nhìn hơn.
- Horiz Grid: Cho phép ta thêm các dòng ngang để tách từng hàng.
- Horiz Grid Color: Cho phép ta thay đổi màu dòng ngang của Bảng ma trận.
- Horiz Grid thickness: Ta sẽ thay đổi chiều rộng đường lưới của Bảng ma trận ở đây.
- Row Padding: Thay đổi khoảng cách giữa các hàng ở đây.
Giống như ta thấy trong hình minh họa bên dưới, ta đã đổi màu đường lưới thành màu vàng, độ dày của đường là 2 và khoảng cách giữa các hàng là 10.
- Outline Color: cho phép ta đổi màu nhóm hàng sau dòng tiêu đề đầu tiên. Ta sử dụng màu xanh lá cây mặc định làm màu đường viền.
- Outline Weight: Cho phép thay đổi độ rộng của Bảng ma trận. Ta sẽ đổi viền đường thành 4.
- Text Size: Kiểu chữ của các giá trị trong bảng. Ta sẽ đổi cỡ chữ thành 9.
Như hình dưới đây ta có thể thấy đường lưới dọc đã được bật và để ở dạng màu ngẫu nhiên.
Để điều chỉnh khoảng cách, ta đã đổi tên các cột trong phần Values. Như bạn thấy dưới đây, Doanh số (Sales Amount) được đổi tên thành Sales và Tổng chi phí sản phẩm (Total Product Cost) được đổi thành Cost.
Phần này dùng để thay đổi màu của tiêu đề. Như ta thấy trong hình dưới đây, màu chữ đã được đổi thành màu trắng, màu nền (Background) thành màu xanh. Tiếp theo kiểu chữ được chọn là Cambria, Outine thành Top + Bottom, cỡ chữ là 15. Tiêu đề trong hàng đầu được căn giữa.
Mục này cho phép ta định dạng các dòng đầu của Bảng ma trận. Ở đây ta đã đổi màu chữ (font color) thành màu trắng, màu nền thành Đỏ. Outline là Top + Bottom, kiểu chữ là Cambria, cỡ chữ là 15 và chữ được căn giữa.
Như trong hình ta đã đổi màu nền của hàng tổng và chỉ mình nó bị đổi màu. Điều này được giải thích trong thuộc tính kiểu hàng (Banded Row Style) ở bước sau.
Ta có thể sử dụng mục Values này để định dạng các giá trị của bảng. Như minh họa ở đây ta đã đổi màu chữ và màu nền thành các màu rất nổi bật.
Banded Row Style: Ở thiết lập mặc định thì tính năng này luôn được bật (On). Nó giúp đổi màu Tiêu đề hàng giống với các trường của các hàng còn lại.
Nếu ta tắt nó đi, Nó sẽ đổi cột đầu tiên thành màu đỏ tím. Bởi vì ta đã áp dụng màu này trong bước trên lúc thiết lập mục Row Headers.
Show On Rows: Bật tùy chọn này sẽ hiển thị cho chúng ta cột tổng số của mỗi hàng.
Trong này ta đã đổi Kiểu chữ thành Cambria, và cỡ chữ là 13.
Ta sử dụng Subtotal để đổi màu và nền của dòng tổng phụ. Nếu ta tắt Row Subtotals và Column Subtotals thành Off, ta sẽ loại bỏ các cột và hàng tổng khỏi Bảng ma trận của mình.
Ta dùng mục Grand Total này để chỉnh sửa chữ và màu nền của dữ liệu tổng. Như trong hình minh họa dưới đây, màu chữ của các dòng tổng được đổi thành màu trắng, màu nền là màu tím, kiểu chữ là Cambria và cỡ chữ là 14.
Apply to labels: Nếu ta chuyển trạng thái của Background Color to the Header of the Total thành On, tức là bật để hiển thị. Thì lúc này Power BI sẽ chuyển màu nền của chữ tiêu đề dòng tổng thành màu tím hết.
Ta sử dụng phần này để định dạng từng cột riêng lẻ trong Bảng ma trận.
Ví dụ như ta sẽ sử dụng tính năng này để đổi một màu hoàn toàn khác cho một cột riêng lẻ. Ở đây chúng ta sẽ đổi cột Doanh số (Sales).
Trong minh họa này màu chữ của riêng các cột Sales sẽ được đổi thành màu hồng.
Ta dùng mục Conditonal formatting để định dạng các cột số của Bảng ma trận. Ví dụ như ta sẽ thêm màu nền cho cột hoặc thêm các thanh dữ liệu,...
Trong mục Title này, nếu ta chuyển đổi trạng thái của nó từ Off thành On thì tiêu đề của Bảng ma trận cũng sẽ lập tức được xuất hiện.
Như trong hình minh họa dưới đây, bạn có thể thêm dòng chữ cho tiêu đề như là Doanh số và tổng chi phí theo màu sắc và nghề nghiệp của sản phẩm (Sales Vs. Total Product Cost by Product Color and Occupation).
Tiếp theo ta đổi màu chữ thành màu xanh, kiểu chữ là Georgia, cỡ chữ là 25 và tiêu đề được căn giữa. Nếu như bạn muốn thì hoàn toàn có thể đổi màu nền của tiêu đề này theo ý của mình.
Ta có thể thêm màu nền cho Bảng ma trận của mình bằng cách chuyển đổi trạng thái của Backgrount thành On. Ví dụ ở đây ta sẽ thêm màu vàng nhạt với độ trong suốt là 34% vào làm màu nền của Bảng ma trận.
Tương tự vậy, nếu ta chuyển trạng thái của Border từ Off thành On thì khung của Bảng ma trận cũng sẽ lập tức xuất hiện.
Có thể bạn sẽ cần:
Hướng dẫn trình bày biểu đồ đường kết hợp cột chồng trong Power BI Bạn đang có nhu cầu sử dụng POWER BI nhưng chưa biết dùng thế nào hay phải bắt đầu từ đâu, việc tìm các bài lắt nhắt, kiến thức rời rạc khiến bạn không thể hiểu nổi. Vậy thì hãy tham khảo khóa học PowerBI tại Gitiho sau:
Chỉ với 6h học và thực hành theo bạn đã có thể tung hoành trong POWER BI và ra những bản báo cáo siêu chuyên nghiệp có tính hiệu quả cao rồi. Tăng cường cho bạn hệ thống kiến thức bài bản, xây dựng nền tảng cơ bản đến nâng cao chỉ với vài thao tác cơ bản là bạn đã sở hữu được khóa học có lượng kiến thức khổng lồ và có hệ thống này.
Bạn có thể nhanh chóng biến dữ liệu thô thành báo cáo trực quan sinh động, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định thông minh, nhanh chóng, kịp thời nhờ Power BI. Khám phá công cụ tuyệt vời này ngay với khóa học “PBIG01 - Tuyệt đỉnh Power BI - Thành thạo trực quan hóa và Phân tích dữ liệu” tại Gitiho. Nhấn vào Đăng ký và Học thử ngay nhé!