Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Có thể nói Google Ads là kênh quảng cáo phổ biến mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đang thực hiện vì mang lại hiệu quả cao và dễ dàng tối ưu chi phí. Không nhất thiết phải là doanh nghiệp lớn mới có thể chạy quảng cáo Google, chỉ cần bạn có sản phẩm và website bạn hoàn toàn có thể thực hiện chạy quảng cáo Google. Nhưng trước khi chạy quảng cáo Google Ads bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu các kiến thức cơ bản về Google Ads thông qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về Google Ads

Google Ads là kênh quảng cáo có trả phí của Google. Đây là một trong những kênh quảng cáo bạn nên sử dụng để tìm kiếm khách hàng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Bởi chiến dịch quảng cáo của Google Ads giúp bạn tiếp cận chính xác thời điểm mà người dùng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn.

Trọn bộ quảng cáo Google Ads - Tối ưu, đo lường để tối đa hiệu quả

Google Ads có các dạng quảng cáo nào?

Google Search Ads - Quảng cáo tìm kiếm

Phải nói đây là kênh quảng cáo đắt tiền nhất của Google nhưng cũng là kênh phổ biến nhất. Khi người dùng có nhu cầu và bắt đầu tìm kiếm trên Google với một từ khóa. Lúc này Google sẽ hiển thị danh sách các website đã thiết lập quảng cáo ở vị trí dễ nhìn nhất, đó là các vị trí 1 2 3 4 từ trên xuống. 

Ví dụ khi mình bắt đầu có nhu cầu học Excel mình sẽ tìm kiếm trên Google với từ khóa “Khóa học Excel”, lập tức Google sẽ hiển thị ra quảng cáo của các website có cung cấp khóa học Excel ở vị trí như hình bên dưới.

Google Display Network (GDN)

Đây là loại hình quảng cáo giúp tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua các banner. Các doanh nghiệp sẽ đặt banner trên các website nằm trong mạng lưới đối tác của Google. 

Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google

Các quảng cáo banner này sẽ liên quan đến hành vi khách hàng, những sản phẩm mà khách hàng đã từng truy cập.

Xem thêm: Hành vi khách hàng là gì? Phân tích chi tiết các yếu tố quyết định mua hàng của khách hàng

Google Video Youtube Ads

Dạng quảng cáo Video này xuất hiện trên Youtube. Trước khi bạn xem video hoặc đang xem một video nào đó thì tự nhiên có một video khác chèn vào, các video này có thời lượng 5-20 giây, và bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bằng cách click “Skip Ad”. Đây chính là Video Youtube Ads. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về Video Youtube Ads.

Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google

Gmail Ads

Gmail Ads là một dạng quảng cáo của Google phù hợp với các ngách sản phẩm tầm trung và đắt tiền như: khóa học online, sản phẩm số, bất động sản, thẩm mỹ viện, mỹ phẩm,…

Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google

Gmail Ads sẽ hiển thị như một mail thông thường và có chữ “Quảng cáo” bên cạnh như hình trên. Nội dung mail của Gmail Ads bao gồm hình ảnh đẹp mắt, phần text và nút kêu gọi hành động.

Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google

 

Google Shopping Ads

Google Shopping Ads là quảng cáo mua sắm của Google. Loại quảng cáo này sẽ hiển thị các thông tin sản phẩm của bạn bao gồm: tên sản phẩm, hình ảnh hoặc video sản phẩm, giá, website bán hàng.

Loại hình Google Shopping Ads này phù hợp với các nhà bán lẻ hơn là các doanh nghiệp lớn.

Ví dụ: Khi bạn tìm hiểu các thông tin về laptop với từ khóa “Laptop sinh viên”, Google Shopping Ads sẽ được hiển thị ở vị trí trên cùng của trang kết quả tìm kiếm như bên dưới.

Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google

Remarketing list 

Dạng Remarketing list hướng đến những đối tượng: đã ghé thăm trang web của bạn, sử dụng app, xem video Youtube mà bạn upload,… Đây đều là những đối tượng tiềm năng, có quan tâm đến sản phẩm của bạn. Vì vậy phải thực hiện Remaketing list bám đuổi đến cùng để thúc đẩy quá trình mua hàng của họ.

Ví dụ nếu bạn hay xem quảng cáo của Grammly ở trên Youtube, thì Grammaly sẽ bám đuổi bạn khi bạn đọc báo mạng.

Tổng quan về Google Ads - Những điều cơ bản nhất bạn cần biết trước khi chạy quảng cáo Google

Tại sao nên sử dụng Google Ads

Google sở hữu một kho dữ liệu khổng lồ về người dùng, về hành vi khách hàng, vì vậy hiệu quả mà Google Ads mang lại rất cao:

Nhắm đúng khách hàng mục tiêu

Dựa vào những từ khóa mà người dùng tìm kiếm, hành vi lướt web mỗi ngày của người dùng mà Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn đến đúng đối tượng, quảng cáo của bạn sẽ ở vị trí dễ nhìn nhất trên bảng xếp hạng của Google để thu hút người dùng click vào.

Dễ dàng quản lý, điều khiển

Nếu sử dụng quảng cáo Google bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa, thêm bớt hay xóa các thông tin trong quảng cáo cũng như điều chỉnh lại ngân sách cho phù hợp. Bên cạnh đó bạn có thể cài đặt ngôn ngữ bất kỳ ở các thị trường bất kỳ mà bạn hướng đến.

Tối ưu chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao

Việc Google hiểu người dùng và có một kho dữ liệu về người dùng giúp nhắm chính xác khách hàng tiềm năng, từ đó khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự cũng cao hơn rất nhiều.

Khi thực hiện quảng cáo Google bạn có thể thay đổi ngân sách theo từng ngày, nếu có thể nhanh nhạy bạn có thể biết được hôm nào nên tăng hôm nào nên giảm ngân sách. Chính vì lí do đó chi phí cho quảng cáo Google Ads của bạn sẽ được tối ưu.

Hệ thống báo cao cập nhật thường xuyên với chế độ chính xác cao

Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi hoạt động trong quảng cáo của bạn đều được báo cáo chính xác thông qua một hệ thống báo cáo, và tất nhiên báo cáo này có độ chính xác cao vì Google là một trong những công ty lớn nhất thế giới mà.

Chi phí chạy quảng cáo Google Ads

Muốn sử dụng quảng cáo Google Ads bạn phải trả một khoản phí nhất định để Google hiển thị mẫu quảng cáo của bạn ở vị trí đẹp nhất và thu hút người dùng click vào mẫu quảng cáo đó. Google Ads tính phí dựa trên 3 phương thức: CPC (Cost Per Click), CPM (Cost Per Mile), CPA (Cost Per Action).

  • CPC: tính phí dựa trên số lần khách hàng nhấp chuột vào các mẫu quảng cáo. 
  • CPM: tính phí dựa trên số lần mẫu quảng cáo hiển thị. Bạn phải trả 1 khoản phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị trên Google.
  • CPA: Tính phí dựa trên mỗi hành động cụ thể của người dùng trên website như mua hàng, điền form đăng ký, tải ứng dụng,…

Google tính toán chi phí dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: 

  • Lĩnh vực, ngành nghề: quảng cáo của các ngách sản phẩm đắt tiền sẽ cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tầm trung.
  • Giá thầu: cùng một sản phẩm, ngành nghề nhưng Google sẽ ưu tiên những quảng cáo có thể trả nhiều chi phí hơn.
  • Chất lượng trang đích (Landing Page): Landing page càng được tối ưu thì chi phí quảng cáo càng rẻ, tối ưu ở đây có nghĩa là đặt người dùng lên hàng đầu, tạo cho người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
  • Kết quả quảng cáo: Google sẽ tính lại giá phân phối thông qua các tỷ lệ nhấp chuột, số chuyển đổi,… Kết quả càng tốt thì chi phí càng rẻ.

Xem thêm: Landing page là gì? Hướng dẫn thiết kế Landing Page cho người không chuyên.

Kết luận

Trên đây là kiến thức cơ bản nhất về Google Ads mà bạn cần nắm vững trước khi thực hiện chạy quảng cáo Google. Nếu bạn là người mới, chưa biết gì về Google Ads nhưng vẫn muốn chạy quảng cáo Google mà không cần thuê ngoài thì hãy tham khảo ngay khóa học trọn bộ quảng cáo Google Ads của chúng mình nhé. Tham gia học ngay hôm nay để tự tin thực hiện và biết cách tối ưu để đạt kết quả tốt nhất qua các dạng quảng cáo phổ biến trên nền tảng Google các bạn nhé. 
 

Theo dõi Blog Marketing của chúng mình để đọc thêm các bài viết về Marketing các bạn nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông