12 NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG KẾ TOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Nội dung được viết bởi Văn Vũ Như Quỳnh

Kế toán viên có những nguyên tắc và giả định căn bản trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính. Những thứ quy tắc và giả định kế toán này chỉ ra những khoản mục tài chính cần đo lường, khi nào và làm thế nào để đo lường được chúng. Dần dần, bạn sẽ thấy những quy tắc và giả định này cần thiết như thế nào đối với kế toán viên và báo cáo tài chính.

Vì thế đây là 12 nguyên lý kế toán rất quan trọng:

  1. Nguyên tắc độc lập
  2. Nguyên tắc hoạt động liên tục
  3. Phương pháp đo lường
  4. Đơn vị đo lường
  5. Nguyên tắc giá gốc
  6. Nguyên tắc trọng yếu
  7. Ước tính và đánh giá
  8. Nguyên tắc nhất quán
  9. Nguyên tắc thận trọng
  10. Nguyên tắc kỳ kế toán
  11. Nguyên tắc bản chất hơn hình thức
  12. Cơ sở trình bày dồn tích

Nguyên tắc độc lập

Nguyên tắc độc lập ảnh hưởng đến đơn vị kinh doanh (không phân biệt hình thức kinh doanh) đang chuẩn bị báo cáo tài chính. Nguyên tắc này nói rằng mỗi doanh nghiệp là một “thực thể kinh doanh” tách biệt đối với chủ sở hữu.

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Trừ khi có bằng chứng ngược lại, các kế toán viên thường cho rằng sự tồn tại của một doanh nghiệp là vô hạn. Rõ ràng giả thuyết này không thể được kiểm chứng và hầu như không bao giờ đúng. Nhưng giả định này đơn giản hóa việc trình bày tình hình tài chính của công ty và hỗ trợ khá nhiều trong việc lập báo cáo tài chính.

Nếu trong quá trình xem xét lại sổ sách của doanh nghiệp, kiểm toán viên có lý do để tin rằng công ty có thể bị phá sản, anh ta phải phát hành báo cáo kiểm toán có “ý kiến loại trừ” để thông báo về khả năng sụp đổ của công ty. Mình sẽ nói thêm về khái niệm này ở các bài sau.

Phương pháp đo lường

Kế toán chỉ đề cập đến những thứ có thể đo lường được – các nguồn lực và nghĩa vụ mà theo đó có một giá trị được thống nhất.

Giả định này loại bỏ rất nhiều “tài sản” có giá trị của công ty. Ví dụ, lòng trung thành của khách hàng, trong khi nó rất cần thiết cho sự thành công của công ty thì lại không thể nào định lượng và chỉ định được giá trị và do đó không được đưa vào sổ sách.

Báo cáo tài chính chỉ bao gồm các ước tính định lượng của tài sản (cái mà doanh nghiệp sở hữu) và trách nhiệm pháp lý (các khoản nợ của doanh nghiệp). Đây là sự khác biệt giữa hai doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu bằng nhau.

Đơn vị đo lường

Đô la Mỹ là đơn vị giá trị được báo cáo trong báo cáo tài chính của các công ty Hoa Kỳ. Kết quả của bất kỳ công ty con nước ngoài nào cũng được chuyển thành đô la để báo cáo. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi thì các giá trị của mọi tài sản và nợ có nguồn gốc ngoại tệ cũng đều thay đổi.

Giá gốc

Những tài sản và khoản nợ của công ty được ghi nhận theo giá gốc (ban đầu) mà không có sự điều chỉnh do lạm phát.

Một công ty có thể sở hữu tòa nhà có giá trị 50 triệu đô nhưng vẫn thể hiện trên sổ sách với giá mua ban đầu là 5 triệu đô (đã trừ đi khấu hao lũy kế), tổng giá trị ước tính thấp.

Giả định này có thể làm giảm giá trị của một số tài sản đã mua trong quá khứ và đã khấu hao xuống đến mức rất thấp trên sổ sách. Bạn sẽ thắc mắc có phải kế toán viên đã bị yêu cầu ghi thiếu tài sản? Về cơ bản, đó là việc làm dễ dàng nhất. Bạn không phải đánh giá hay đánh giá lại trong toàn bộ thời gian sử dụng.

Nguyên tắc trọng yếu

Tính trọng yếu đề cập đến tầm quan trọng tương đối của các thông tin tài chính khác nhau. Kiểm toán không cần tốn công sức vào những thứ nhỏ nhặt. Tuy nhiên, tất cả các giao dịch phải được báo cáo nếu chúng có thế ảnh hưởng trọng yếu đến tình trạng tài chính của công ty.

Hãy nhớ rằng, một con số trọng yếu trên báo cáo của cửa hàng thuốc sẽ không phải là giá trị trọng yếu trong báo cáo của IBM. Tính trọng yếu chỉ là một sự đánh giá.

Ước tính và đánh giá

Tính phức tạp và sự không chắc chắn làm cho mọi việc đo lường đều không thể chính xác. Ước tính và đánh giá thường được sử dụng khi lập vài khoản mục trên báo cáo tài chính. Điều này ổn khi: (1) đó là việc tốt nhất mà bạn có thể làm và (2) các lỗi ước tính sẽ không gây ra vấn đề gì dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng kế toán viên nên sử dụng cùng một phương pháp đánh giá cho các giai đoạn, Hãy nhất quán trong cách đánh giá và cố gắng hết sức.

Nguyên tắc nhất quán

Đôi khi 2 giao dịch giống hệt nhau lại có thể được hạch toán khác nhau. Bạn có thể làm theo cách này hoặc cách khác, tùy thuộc vào vài yếu tố. Nguyên tắc nhất quán nói rằng mỗi doanh nghiệp phải chọn một phương pháp báo cáo và sử dụng nó một cách nhất quán trong suốt thời gian hoạt động mà không thể thay đổi lại … Các kỹ thuật đo lường phải nhất quán từ thời kì tài chính này đến thời kì tài chính khác.

Nguyên tắc thận trọng

Các kế toán viên có xu hướng giảm sự thiên vị trong đo lường, thường làm suy giảm giá trị. Ví dụ, các khoản thiệt hại được ghi nhận ngay khi họ cảm thấy xác suất xảy ra cao, chứ không phải sau khi nó thực sự xảy ra. Ngược lại, việc ghi nhận các khoản lợi nhuận được hoãn lại cho đến khi nó thực sự xảy ra chứ không phải khi nó mới chỉ được dự đoán.

Nguyên tắc kỳ kế toán

Các kế toán viên cho rằng dòng đời của một công ty có thể được chia thành các khoảng thời gian mà lợi nhuận và các khoản lỗi có thể được báo cáo, thường là một tháng, quý hoặc năm.

Vậy tại sao lại là một tháng, quý hoặc năm? Đây chỉ là những khoảng thời gian thuận lợi; đủ ngắn để việc quản lý có thể nhớ được những gì đã xảy ra, đủ lâu để những sự việc này thể hiện ý nghĩa, chứ không phải chỉ là sự dao động ngẫu nhiên. Những khoảng thời gian này được gọi là kỳ “tài chính”. Ví dụ, “năm tài chính” có thể kéo dài từ ngày 1 tháng 10 năm này cho đến ngày 30 tháng 9 năm sau. Hoặc năm tài chính của công ty có thể trùng với năm dương lịch bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Nguyên tắc coi trọng nội dung hơn hình thức

Các kế toán viên lập báo cáo nói lên bản chất kinh tế của giao dịch thay vì chỉ là hình thức của nó. Ví dụ, một thiết bị được thuê thực sự là một việc mua bán được khoác bên ngoài cái lốt được thuê, nó được ghi nhận như một hợp đồng mua bán chứ không phải là hợp đồng thuê tài chính, Nguyên tắc bản chất hơn hình thức nói rằng nếu nó là một tấm vải … thì bạn phải báo cáo nó như là một tấm vải.

Cơ sở trình bày dồn tích

Khái niệm này rất quan trọng. Tất cả các hoạt động tạo ra (hoặc làm mất) tiền diễn ra trong kỳ kế toán đều được kế toán viên chuyển thành lời hoặc lỗ. Trong kế toán dồn tích, nếu một hoặc đông kinh doanh trong một kỳ kế toán tạo ra tiền thì tất cả chi ohis của sản ohaam đó và chi tiêu chung cho tianf doanh nghiệp đểu phải được báo cáo trong kỳ, Nếu không, khoản lời hoặc lỗi có thể xảy ra phụ thuộc vào thời điểm ghi nhận các giao dịch .

Trong kế toán dồn tích, các tài liệu được hoàn thành bằng cách trình bày kết hợp: (1) doanh thu của việc bán sản phẩm và (2) chi phí để bán sản phẩm cụ thể. Các chi tiêu của doanh nghiệp trong kỳ kế toán như bán hàng, hành lang pháp lý, hành chính,… được trừ đi.

Điểm mấu chốt của kế toán dông tích xác định: (1) Khi nào bạn có thể báo cáo doanh số trên báo cáo tài chính, (2) kết hợp và báo cáo các chi ohos tương ứng của sản hẩm được bán và (3) sử dụng một phương pháp hợp lý và có hệ thống để phân bổ toàn bộ cho pho trong doanh nghiệp trong kỳ kế toán này. Ta sẽ giải quyết riêng từng điểm như sau:

Việc ghi nhận doanh thu: Trong kế toán dồn tích, doanh thu được ghi nhận khi tất cả các hoạt động cần thiết để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đã được hoàn thành cho dù tiền có nhận được hay chưa. Khi khách hàng chỉ đặt hàng sản phẩm thì chưa tạo ra bất kỳ khoản doanh thu nào. Doanh thu được ghi nhận kho sản phẩm được vận chuyển đến khách hàng.

Nguyên tắc phù hợp: Trong kế toán dồn tích, chi phí liên quan đến sản phẩm (giá vốn) được ghi nhận cùng thời điểm với việc ghi nhận doanh thu.

Sự phân bổ: Rất nhiều chi phí  đặc biệt không liên quan để sản phẩm. Những chi phí này phải được phân bổ cho kỳ kế toán một cách hợp lý. Ví dụ, mỗi tháng có thể được tính một khằng bằng 1/12 khoản tiền bảo hiểm chung của toàn doanh nghiệp mặc dù khoản tiền này được chi trả hết vào đầu năm, Những khoản chi tiêu khác được ghi nhận kho nó phát sinh (chi phí thời kỳ). Lưu ý rằng tất cả doanh nghiệp có hàng tồn kho phải sử dụng phương pháp kế toán theo cơ sở dồn tích. Các doanh nghiệp khác có thể sử dụng cơ sở “tiền mặt” nếu họ muốn, Báo cáo Tài chính cơ sở tiền mặt giống nhau như Báo cáo Lưu chuyển Tiền tệ hoặc đơn giản là cuốn séc.

Trên đây là 12 nguyên lý kế toán căn bản mà bất kỳ kế toán viên, đặc biệt là người mới bắt đầu học kế toán đều cần phải biết rõ để hiểu được sổ sách của công ty. Ngoài ra, bạn có thể truy cập ngay Gitiho.com để tìm hiểu những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay TẠI ĐÂY. Tham gia ngay để nhận được nhiều ưu đãi nhé. Gitiho.com chúc các bạn thành công!

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM:

Cách lập báo cáo tài chính năm chính xác nhất

Hướng dẫn kỳ lập báo cáo tài chính

Cách làm việc với báo cáo tài chính

Đánh giá bài viết này

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông