Tìm hiểu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Nội dung được viết bởi Hà Đinh

Việc hạch toán lương cho nhân viên trong doanh nghiệp là công việc quen thuộc của kế toán. Vậy bạn đã hiểu rõ về kế toán tiền lương chưa? Có bao nhiêu khoản trích theo lương? Những khoản đó là khoản nào? Và khi hạch toán kế toán tiền lương sẽ hạch toán như thế nào? Bài viết này sẽ đi giải đáp những thắc mắc trên. Cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Đăng ký khóa học Nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu

Khái niệm tiền lương trong kế toán và các khoản trích theo lương

Khái niệm

- Tiền lương là các khoản thù lao của người lao động nhận được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả trước cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc.

- Trên thực tế có nhiều loại tiền lương như: tiền lương theo thời gian (tháng, tuần, ngày, giờ), theo sản phẩm, lương khoán,…

ke-toan-tien-luong
 

Các khoản trích theo lương

a. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)

- Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên quỹ tiền lương cơ bản hay lương cấp bậc của công nhân.

- Quỹ này sử dụng cho việc người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí…

Tỷ lệ trích quỹ BHXH (25,5%), trong đó:

  • Trích 17,5% tính vào chi phí của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Trích 8% trừ vào tiền lương của CBCNV

b. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)

- Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên quỹ tiền lương cơ bản hay lương cấp bậc của công nhân.

- Quỹ này sử dụng để thanh toán tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ…

ke-toan-tien-luong

Tỷ lệ trích quỹ BHYT (4,5%), trong đó:

  • Trích 3% tính vào chi phí của từng bộ phận trong DN.
  • Trích 1,5% trừ vào tiền lương của CBCNV.

Xem thêm: Tổng quan về định khoản kế toán và các tài khoản kế toán

c. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

- Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên quỹ tiền lương cơ bản hay lương cấp bậc của công nhân.

- Quỹ này sử dụng trong trường hợp người lao động trong thời gian nghỉ việc chờ việc làm mới.

Tỷ lệ trích quỹ BHTN (2%), trong đó:

  • Trích 1% tính vào chi phí của từng bộ phận trong DN.
  • Trích 1% trừ vào tiền lương của CBCNV

d. Quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ)

Trích 2% trên tổng lương của người lao động để lập quỹ này. Trong đó 1% sẽ nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên và 1% doanh nghiệp giữ lại để sử dụng cho việc hội họp, hiếu hỉ,…

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Qũy tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH (tiền lương đóng BHXH bắt buộc bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác)

Điều 23 QĐ 1908/QĐ-TLĐ quy định, mức đóng phí CĐ của đoàn viên ở các CĐ cơ sở thực hiện chế độ TL do người sử dụng lao động quyết định bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, tối đa bằng 10% mức lương cơ sở.

Với những đoàn viên ở các công đoàn cơ sở DN khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí, đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng BHXH thì đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở.

Tài khoản sử dụng

a. Tài khoản 334: “Phải trả công cho nhân viên”

ke-toan-tien-luong

b. Tài khoản 338: “Phải trả, phải nộp khác”     

ke-toan-tien-luong

Xem thêm: Kiến thức cần biết về chi phí lương được trừ khi tính thuế TNDN

Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương

- Dựa vào các dữ liệu tiền lương mà người làm kế toán phải tính ra số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên

  • Nợ TK 622: Lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 
  • Nợ TK 627: Lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng
  • Nợ TK 641: Lương phải trả cho nhân viên bán hàng
  • Nợ TK 642: Lương phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp
  •            Có TK 334: Tổng lương phải trả cho công nhân viên   

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 

Nợ TK 622: Trích vào chi phí cho bộ phận trực tiếp sản xuất (23,5%)

  • Nợ TK 627: Trích vào chi phí cho bộ phận quản lý phân xưởng (23,5%)
  • Nợ TK 641: Trích vào chi phí cho bộ phận bán hàng (23,5%)
  • Nợ TK 642: Trích vào chi phí cho bộ phận quản lý doanh nghiệp (23,5%)
  • Nợ TK 334: Phần trừ vào lương của công nhân viên (10,5%)
  •           Có TK 3382: Kinh phí công đoàn (2%)
  •           Có TK 3383: BHXH (25,5%)
  •           Có TK 3384: BHYT (4,5%)
  •           Có TK 3386: BHTN (2%)

- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV

Nợ TK 334: Các khoản khấu trừ vào thu nhập

  • Có TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân
  • Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương
  • Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất trừ vào lương

- Cuối tháng thanh toán lương cho CBCNV

Tìm hiểu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Nộp các khoản bảo hiểm

ke-toan-tien-luong

Xem thêm: 5 bước cần nhớ trong quy trình kế toán tiền lương cho doanh nghiệp

Kết luận

Trên đây là những điều cần biết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Vậy là có 4 khoản trích theo lương tương đương với 4 quỹ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kế toán tiền lương.

Để tìm hiểu những kiến thức nền tảng trong ngành kế toán bạn hãy đăng ký ngay khóa học Nguyên lý kế toán cho người mới bắt đầu của Gitiho nhé. Khóa học với 39 bài giảng được giảng dạy trong 3 giờ chắc chắn sẽ giúp bạn trong bước đầu tiếp cận với ngôn ngữ kế toán và biết về công việc của kế toán. 

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông