Có lẽ vẫn có khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai thông tư là Thông tư 200/2014/TT-BTC với Thông tư 133/2016/TT-BTC. Để phân biệt hai thông tư này thì ở Thông tư 133, loại tài khoản đầu 1 và đầu 2 đều được gọi chung dưới cái tên "Loại tài khoản tài sản". Về cơ bản, tài khoản đầu 1 là tài khoản ngắn hạn. Qua bài viết này, Gitiho.com sẽ cùng bạn phân tích về Loại tài khoản tài sản ngắn hạn theo thông tư 133/2016/TT-BTC.
Có bốn loại tài khoản tài sản ngắn hạn thường gặp gồm:
Đầu tư tài chính
Vốn bằng tiền
Hàng tồn kho
Các khoản phải thu
Nhóm tài khoản đầu tư tài chính
Gồm 2 tài khoản chính.
Tài khoản 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Tài khoản 121: Chứng khoán kinh doanh
*Lưu ý: Nhóm tài khoản đầu tư tài chính này sẽ không xác định quyền kiểm soát.
Nhóm tài khoản qua vốn bằng tiền
Gồm 2 loại tài khoản chính giống nhóm tài khoản đầu tư tài chính.
Tài khoản 111: Tiền mặt
Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng
Nhóm tài khoản hàng tồn kho
Gồm 7 loại tài khoản
Tài khoản 151: Hàng mua đang được vận chuyển
Tài khoản 152: Nguyên, vật liệu
Tài khoản 153: Các loại công cụ, dụng cụ
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất hoặc kinh doanh chưa hoàn thành
Tài khoản 155: Thành phẩm
Tài khoản 156: Hàng hoá
Tài khoản 157: Hàng để bán
Nhóm tài khoản các khoản phải thu
Gồm 5 loại tài khoản:
Tài khoản 131: Phải thu của khách
Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Tài khoản 136: Phải thu nội bộ
Tài khoản 138: Phải thu khác
Tài khoản 141: Tạm ứng trước
Điểm chung của các tài khoản tài sản ngắn hạn
Tài khoản 154 của nhóm tài khoản hàng tồn kho sẽ theo dõi chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.
Tất cả tài khoản thuộc nhóm hàng tồn kho (trừ 154) đều theo dõi chi tiết mặt hàng.
Trừ tài khoản 131 và 138 là tài khoản lưỡng tính, các tài khoản thuộc nhóm này đều có số dư bên nợ.
Tài khoản 112 của nhóm tài khoản qua vốn bằng tiền sẽ phải theo dõi chi tiết theo từng tài khoản ngân hàng.
Tài khoản 121 và 128 của nhóm tài khoản đầu tư tài chinh sẽ theo dõi chi tiết theo từng khoản đầu tư.
Những tài khoản gồm 131. 136. 138 và 141 của nhóm tài khoản các khoản phải theo theo dõi chi tiết theo khách hàng, nhân viên và đối tượng cần lưu ý.
Tất cả các tài khoản thuộc nhóm này phải xác định biến động tăng ghi bên "nợ", biến động giảm ghi bên "có".
Tổng kết
Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về các loại tài khoản tài sản ngắn hạn theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thực hành được vào công việc của mình. Ngoài ra bạn đọc có thể tìm hiểu thêm những bài viết về kế toán Excel khác trên trang Gitiho.com:
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!
@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông