Để hiểu về kế toán trước tiên người học cần bắt buộc phải hiểu Tài sản và Nguồn vốn trong kế toán và mỗi quan hệ giữa chúng. Bài viết sau đây, Gitiho sẽ giúp bạn nắm bắt được tài sản là gì? Nguồn vốn là gì và mối quan hệ giữa tài sản - nguồn vốn.
Bạn nhìn vào sơ đồ sau đây :
Bạn có thể thấy :
TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
Nội dung chính
Tài sản là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.
Doanh nghiệp có nhiều tài sản, kế toán cần phải phân loại chúng mới quản lý được. Có một cách phân loại là căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản trong một doanh nghiệp. Tài sản sẽ được chia thành hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Là những tài sản có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn trong vòng 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và thường xuyên thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dụng. Trong DN tài sản ngắn hạn bao gồm:
Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và ít khi thay đổi hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm:
– TSCĐ hữu hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
– TSCĐ vô hình : Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được quyền sử dụng hợp pháp từ số tiền đã đầu tư, chi trả đó, gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và chuyển nhượng, thương hiệu DN…
Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản đó.
Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Đây là nguồn vốn ban đầu, quan trọng do chủ sở hữu là doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên các loại tài sản nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh; ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu còn được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuỳ theo hình thức sở hữu mà nguồn vốn chủ sở hữu có thể là do nhà nước cấp, do cổ đông hoặc xã viên góp cổ phần, do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra… Nguồn vốn chủ sở hữu có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng dài hạn và không cam kết phải thanh toán. Nó có vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu được phân thành các khoản:
– Nguồn vốn kinh doanh được hình thành do các bên tham gia góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế. vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh từ số tiền mà đã góp cổ phần, đã mua cổ phiếu.. tùy từng loại hình DN mà có nguồn vốn kinh doanh khác nhau.
– Lợi nhuận chưa phân phối: là phần lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu, hoặc chưa trích lập các quỹ.
– Các loại quỹ chuyên dùng: Bao gồm các nguồn vốn và các quỹ chuyên dùng của đơn vị kế toán được hình thành chủ yếu từ việc phân phối lợi nhuận, bao gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chênh lệch tỷ giá hối đoái…
là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện đã qua mà DN phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn lực của mình.
Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhằm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của ngân hàng, của các tổ chức kinh tế, của các cá nhân… Nợ phải trả có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng có thời gian kèm theo nhiều ràng buộc như phải có thế chấp, phải trả lãi… Nợ phải trả cũng có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng các khoản nợ có hiệu quả để đảm bảo có khả nãng thanh toán và có tích luỹ để mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Nợ phải trả bao gồm các khoản:
Nợ phải trả được phân loại theo thời hạn thanh toán, gồm có:
+ Giá trị của “Tài Sản” bằng bao nhiêu?. Trả lời câu hỏi này chính là biểu hiện cuả mặt tài sản
+“Tài Sản”này được hình thành từ nguồn vốn nào? Hoặc do đâu mà có? Phục vục cho mục đích gì, sử dụng cho bộ phận nào? Trả lời cho các câu hỏi này chính là biểu hiện của mặt nguồn vốn. Xuất phát từ việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn như trên, ta có các phương trình kế toán như sau:
Tổng giá trị tài sản = tổng nguồn vốn (1)
Tổng giá trị tài sản= tổng nguồn vốn chủ sở hữu + tổng nợ phải trả (2)
Tổng NV chủ sở hữu = Tổng giá trị tài sản- Tổng nợ phải trả (3)
Phương trinh số (3) được gọi là phương trình kế toán cơ bản bởi vì qua phương trình này ta có thể đánh giá được khả năng tự chủ về tài chính của một doanh nghiệp
Việc phản ánh và giám đốc các loại tài sản, nguồn vốn và sự biến động của các đối tượng tài sản, nguồn vốn như trên vừa là nội dung cơ bản vừa là yêu cầu khách quan của công tác kế toán. Thông qua đó kế toán sẽ cung cấp cho nhà quan lý cũng như các đối tượng khac một cách thường xuyên và hệ thống những số liệu cần thiết về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị.
Để tìm hiểu sâu hơn về kế toán, các bạn có thể tìm hiểu trong khóa học KTG03 - Quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ A đến Z. Khóa học cung cấp cho các bạn những kiến thức rất đầy đủ và có hệ thống về các công việc của kế toán, thuế, lập tờ khai và quyết toán thuế. Thông tin chi tiết xem tại:
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!