Khi nghỉ việc, người lao động nếu đủ điều kiện theo quy định sẽ được hưởng một khoản trợ cấp gọi là trợ cấp thất nghiệp. Với những bạn mới bắt đầu với công việc kế toán, để hỗ trợ quyền lợi của người lao động, bạn cần nắm rõ các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp và cách tính chính xác nhất.
Ngoài ra, để trang bị những kiến thức cơ bản nhất của một kế toán, gitiho.com mang đến cho bạn một khóa học Kế toán tổng hợp chất lượng 5 sao với 25.000 học viên đã tham dự.
Xem thêm khóa học Kế toán tổng hợp A - Z
Nội dung chính
Với những bạn mới làm quen với kế toán, việc nắm rõ các điều kiện, quy định và điều luật là vô cùng quan trọng.
Theo quy định tại điều 49 Luật việc làm 2013, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau:
Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoại trừ những trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; được hưởng lương hưu; được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng. Thời gian này áp dụng với hợp đồng xác định thời hạn. Nếu ký hợp đồng lao động theo mùa vụ, phải đóng đủ 12 tháng trở lên trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt HĐ.
Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở trong trung tâm dịch vụ việc làm
Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, NLđ chưa tìm được việc làm. Ngoại trừ trường hợp người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự; công an; đi học với thời hạn từ 12 tháng trở lên; người lao động bị tạm giam; đã đi ra nước ngoài định cư; người lao động chết….
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân bằng nhiều cách trên Excel
Theo quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Công thức cụ thể để tính lương trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% x mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Ví dụ: Ông A chấm dứt Hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm (từ 01/12/2018 đến 30/11/2020), trong thời gian làm việc ông A có tham gia đóng BHXH và BHTN với mức tiền lương như sau:
Từ 01/12/2018 đến 31/07/2020: 6 triệu đồng/tháng
Từ 01/08/2020 đến 30/11/2020: 7 triệu đồng/tháng
Vậy 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của ông A sẽ là từ tháng 6/2020 đến tháng 11/2020, trong đó tháng 6 và tháng 7 có mức lương 6 triệu, tháng 8,9,10,11 có mức lương 7 triệu. Suy ra công thức tính lương trợ cấp thất nghiệp của ông A như sau:
Mức hưởng TCTN = 60% x [(6.000.000 x2 + 7.000.000 x4)/6] = 4.000.000/tháng
Tham gia ngay khóa học Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Lưu ý: Điều 50 Luật Việc làm nêu rõ mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa căn cứ vào mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:
- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Mức tối đa không quá 05 mức lương cơ sở, tương đương 7,45 triệu đồng (hiện nay mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
- Người thực hiện chế độ hợp đồng lao động: Mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2020, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động là:
Ngoài việc tính theo công thức trên, nếu muốn nhanh và đơn giản nhất cho người mới bắt đầu học kế toán, bạn chỉ cần tải mẫu tính trợ cấp thất nghiệp được đính kèm cuối bài . Điền số lương tương ứng với 06 tháng lương đóng BHTN liền kề trước khi thất nghiệp. Số tiền hiện ra ở ô màu xanh là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Số tiền ở ô màu vàng chính là mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng mà người lao động sẽ được nhận.
Ví dụ trường hợp ông A phía trên được tính như sau:
Trên đây là cách tính trợ cấp thất nghiệp mới nhất và đơn giản nhất mà gitiho.com muốn chia sẻ với các bạn. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công và hiệu quả trong công việc của mình. Hãy thường xuyên theo dõi gitiho.com để cập nhật các kiến thức kế toán cơ bản mới nhất mỗi ngày nhé.
Tài liệu kèm theo bài viết
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!