Kiến thức cần biết về chi phí lương được trừ khi tính thuế TNDN

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Làm công việc kế toán tiền lương cho doanh nghiệp nhưng bạn đã biết chi phí lương nào được trừ khi tính thuế TNDN chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z - Ai cũng có thể làm kế toán

Các thành phần cấu tạo nên tiền lương

Để biết được phần nào trong tiền lương của người lao động là chi phí lương được trừ khi tính thuế TNDN thì trước hết các bạn phải hiểu được cấu trúc của tiền lương. Lương mỗi  tháng của người lao động sẽ bao gồm các thành phần sauL

  • Lương theo hợp đồng lao động (lương chính, tính theo ngày công).
  • Các khoản phụ cấp, trợ cấp.
  • Các khoản bảo hiểm xã hội bị trừ.
  • Các khoản tiền thưởng.
  • Thuế thu nhập cá nhân

Ngoài ra còn có một số khoản khác trong lương của người lao động nhưng 5 khoản phía trên là những thành phần các bạn sẽ hay gặp nhất. 

Chi phí lương được trừ mà kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2021

Các nguyên tắc chi lương hợp lý

Để các khoản chi lương hợp lý thì phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

1. Đúng quy định 

Bao gồm quy định theo pháp luật hiện hành và quy chế công ty. Quy định của pháp luật thì thường được ban hành trong luật, nghị định, thông tư. Các bạn có thể tìm hiểu về Bộ Luật Lao Động, Luật Thuế TNCN, Luật Thuế TNDN. Quy chế công ty thì là một văn bản do công ty tự soạn thảo có quy định các mức chi trả cho người lao động, mức thưởng, mức phạt, phụ cấp, trợ cấp và một số quy định khác liên quan đến tiền lương của người lao động. Có một số công ty không đưa quy định về tiền lương vào quy chế công ty thì các thông tin này các bạn xem trong hợp đồng lao động. 

Chi phí lương được trừ mà kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ

2. Đầy đủ chứng từ theo quy định

Các giáy tờ, chứng từ như phiếu chi, bảng lương là tài liệu chứng minh khoản chi lương là có căn cứ và thực tế. 

Chi phí lương được trừ mà kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ

3. Tiền lương đã chi trả cho người lao động

Khoản chi lương chỉ được xem là hợp lý khi tiền lương đã chi trả cho người lao động.

Chi phí lương được trừ mà kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ

Khi các khoản chi lương đảm bảo được cả 3 chi phí này thì được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xem thêm: Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 3)

Lưu ý khi xác định chi phí lương được trừ

Có một số điều các bạn kế toán cần lưu ý khi xác định chi phí lương được trừ là:

Đối với tiền lương, tiền công của người lao động

  • Phải đóng đầy đủ BHXH, thuế TNCN nếu có đối với hợp đồng lao động trên 3 tháng.
  • Hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì khấu trừ thuế TNCN 10%.
  • Hợp đồng lao động dưới 2 tháng, ký cam kết 02 thì chỉ được ký không quá 02 lần trong 1 năm.

Phần chi trang phục cho người lao động

  • Chi bằng tiền không quá 5 triệu đồng/người/năm
  • Có thể chi cả bằng hiện vật cả bằng tiền nhưng khoản chi hiện vật bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ đầy đủ.

Chi công tác phí

  • Nếu không khoán thì phải có đủ hóa đơn, chứng từ khi người lao động đi công tác.
  • Nếu khoán thì phải được quy định trong quy chế tài chính của doanh nghiệp.

Các loại chứng tờ cần thiết khi thanh toán công tác phí bao gồm:

  • Quyết định cử đi công tác
  • Giấy đi đường
  • Các loại hóa đơn nếu không khoán
  • Quy chế tài chính đã quy định mức khoán công tác phí nếu là trường hợp khoán chi.

Chi tiền lương, tiền thưởng

Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động phải được ghi cụ thể theo điều kiện hưởng, mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau:

  • Hợp đồng lao động
  • Thỏa ước lao động
  • Quy chế tài chính

Lưu ý: 3 trường hợp sau bắt buộc phải có hóa đơn, chứng từ.

  • Tiền học cho con của người nước ngoài.
  • Tiền nhà cho người lao động.
  • Chỗ ở cho chuyên gia nước ngoài của các doanh nghiệp nước ngoài là đối tác.

Tài liệu chứng minh khoản chi

Chi tiền lương, tiền công phải tương ứng với doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và phải có đủ các giấy tờ sau (có đầy đủ chữ ký của những người liên quan):

  • Bảng chấm công
  • Bảng lương
  • Phiếu chi lượng hoặc chứng từ chuyển khoản qua ngân hàng (ủy nhiệm chi, phiếu báo có).

Khoản chi lương không được trừ thuế TNDN

Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì không hạch toán vào chi phí khi tính thuế TNDN.

Chi phí lương được trừ mà kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ

Xem thêm: Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 4)

Kết luận

Như vậy, chúng mình đã chia sẻ với các bạn kiến thức cần biết về chi phí lương được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình làm việc.

Nếu các bạn muốn được học kiến thức về nghiệp vụ kế toán từ cơ bạn đến nâng cao thì hãy đăng ký chương trình học Kế toán tổng hợp thực hành online từ A tới Z tại Gitiho nhé. Trong quá trình học, nếu có phần nào chưa hiểu rõ thì các bạn có thể đặt câu hỏi cho giảng viên ngay dưới video bài giảng. Mọi thắc mắc đều được giải đáp cặn kẽ trong vòng 8 giờ làm việc. Chúc các bạn luôn học tập tốt!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông