Kiến thức cần biết về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ cho các bạn kiến thức về thuế TNDN và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo chính sách mới nhất. Hãy cùng tìm hiểu để trang bị thêm kiến thức cho công việc kế toán thuế nhé.

Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, được tính trực tiếp trên các khoản thu nhập của doanh nghiệp. Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì chúng ta sẽ tính trên thu nhập chịu thuế đến từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Những đối tượng phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ bao gồm:

  1. Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  3. Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã.
  4. Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
  5. Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Kiến thức cần biết về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Xem thêm: Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Khái niệm

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là việc Nhà nước tạo ra một số điều kiện nhất định cho các đối tượng nộp thuế TNDN thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình mà Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế, thu hút đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh té - xã hội.

Điều kiện hưởng ưu đãi

1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.

2. Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai và nộp thuế riêng.

Kiến thức cần biết về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 18 văn bản hợp nhất về thuế TNDN thì điều kiện hưởng ưu đãi sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Ngành nghệ ưu đãi đầu tư
  • Địa bàn ưu đãi đầu tư

Các bạn có thể xem chi tiết tại Phụ lục I, II ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ.

  • Đặc điểm, quy mô của lao động

Xem chi tiết tại: Khoản 1, 2 thuộc Điều 21, Văn bản hợp nhất về thuế TNDN.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp chi tiết nhất

Các loại ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Các bạn nên tìm hiểu chi tiết tại Điều 19 và Điều 20 thuộc Văn bản hợp nhất về thuế TNDN. Ở đây chúng mình sẽ chỉ nêu một số kiến thức cơ bản.

Có 2 loại hình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là:

  • Ưu đãi thuế suất: Được áp dụng dựa trên điều kiện về ngành nghề, địa bàn, đặc điểm và quy mô lao động. Mức thuế 10% thì có thời hạn ưu đãi là 15 năm; mức thuế 17% thì có thời hạn ưu đãi là 10 năm.
  • Miễn, giảm thuế có thời hạn: Miễn thuế liên tục trong một giai đoạn nhất định từ năm đầu tiên công ty có thu nhập chịu thuế từ hoạt động ưu đãi, tối đa thường là 4 năm; sau đó là giai đoạn giảm thuế với thuế suất giảm ở mức 50% so với mức thuế suất đang áp dụng, tối đa 9 năm.

Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc diện được miễn, giảm thuế có thời hạn nhưng trong 3 năm đầu không có doanh thu từ hoạt động SXKD được hưởng ưu đãi thuế thì thời gian miễn thuế/giảm thuế được tính từ năm thứ 4 kể từ khi công ty đi vào hoạt động.

Khi cơ quan thuế kiểm tra thì họ sẽ kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế; số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn hoặc giảm trừ; số lỗ đượct rừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế sẽ xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.

Lưu ý

  • Thời gian hưởng ưu đãi có thể được gia hạn nếu dự án đáp ứng tiêu chí theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian gia hạn không quá thời gian được hưởng ưu đãi lần đầu tiên.

Ví dụ: Lần đầu tiên doanh nghiệp được hưởng ưu đãi có thời hạn làm 4 năm thì lần gia hạn tiếp theo cũng chỉ được tối đa là 4 năm, không thể kéo dài hơn.

  • Hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
Kiến thức cần biết về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Xem thêm: Hướng dẫn tìm hiểu các khoản thu được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Kết luận

Như vậy, bài viết này đã giúp các bạn hiểu thêm về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu các bạn đang làm công việc kế toán và muốn tìm hiểu kiến thức về thuế thì hãy đăng ký ngay khóa học chuyên về kế toán thuế dưới đây:

Kế toán Thuế Thực hành từ cơ bản đến nâng cao

Khóa học sẽ giúp các bạn sẽ nắm vững các nguyên tắc, hệ thống văn bản pháp luật về thuế và sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ kê khai thuế. Các bạn cũng sẽ được đào tạo kỹ năng lập báo cáo thuế; cân đối hóa đơn đầu ra và đầu vào để tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp; cách giải trình trước cơ quan thuế khi có hoạt động thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, Gitiho sẽ tặng ngay bộ cài MISA bản quyền tất cả các bạn đăng ký thành công khóa học này. Chúc các bạn thành công!

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông