Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong kế toán tổng hợp là một khoản thuế trực thu dựa trên thu nhập từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Làm thế nào để kế toán viên tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính xác? Bài viết này của Gitiho sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên về kế toán thuế nhé.
XEM NHANH BÀI VIẾT
Dựa vào Thông tư Số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư 78) được áp dụng trong kế toán tổng hợp, cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp kê khai theo phương pháp khấu trừ như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn các định nghĩa bổ trợ cho công thức kế toán thuế trên nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kế toán tổng hợp
Thu nhập chịu thuế trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng các khoản thu nhập của doanh nghiệp đến từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ, thu nhập tài chính và các loại thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế là đối tượng trực tiếp chịu tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp trong kế toán thuế.
Để tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính xác, chúng ta cần tính đúng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bằng công thức sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Sau đây Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách tính toán công thức trên.
Trong kế toán tổng hợp, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
Như vậy, trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì trên doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Các khoản chi phí được trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp được gọi là chi phí hợp lý được trừ. Đó là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương. Điều kiện để các loại chi phí này được trừ trong quá trình kế toán viên tính thuế thu nhập doanh nghiệp là chúng phải đi kèm đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Để tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính xác, trong các khoản thu nhập chịu thuể phải bao gồm các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp. Các khoản thu nhập này trong kế toán thuế được định nghĩa là các khoản thu nhập không thuộc lĩnh vực được ghi trên giấy phép đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, các khoản thu nhập khác được kể đến trong kế toán tổng hợp là thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ việc cho thuê tài sản,…
Xem thêm: Chi phí hợp lý: Cách xác định chi phí được trừ và không được trừ
Trong kế toán tổng hợp, có những khoản thu nhập sẽ được miễn trừ khỏi thuế thu nhập doanh nghiệp. Dựa vào Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, có tổng cộng 12 loại thu nhập được miễn trừ trong quá trình kế toán viên tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong kế toán tổng hợp, các khoản lỗ của doanh nghiệp là khoản chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. Nếu thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nhỏ hơn 0, nghĩa là doanh nghiệp lỗ. Ngược lại, nếu thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp lớn hơn 0, doanh nghiệp đang sinh lãi. Trong trường hợp này, kế toán viên có thể chuyển khoản lỗ từ kì trước sang để thực hiện kế toán thuế.
Phương pháp trực tiếp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng cho những đơn vị sự nghiệp, tổ chức không phải doanh nghiệp và các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Nếu những đối tượng đơn vị kể trên có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trong quá trình kinh doanh đơn vị xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì những đơn vị này cần kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:
Thuế suất là công cụ trực tiếp tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kế toán thuế. Dựa vào Thông tư 78/2014/TT-BTC, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Trên đây là các thành phần trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về thuế và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kế toán tổng hợp. Để tìm hiểu thêm các kiến thức kế toán tổng hợp, hãy đón đọc các bài viết trên blog Gitiho và về đội của chúng mình để cùng học Kế toán tổng hợp từ A-Z nhé.
Chúc các bạn thành công!
Có một khóa học có thể giúp kế toán mới:
Hãy bấm Đăng ký và Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!