Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 4)

Nội dung được viết bởi Sabrina

4. Phần 4: Chế độ Tiền lương

4.1. Hệ thống dải thu nhập vị trí

- Hệ thống dải thu nhập vị trí của Công ty được quy định theo từng ngạch để chi trả cho công việc mà cá nhân Người lao động nắm giữ dựa trên giá trị của công việc và mức độ đáp ứng yêu cầu năng lực của cá nhân đối với vị trí công việc.

- Số lượng ngạch vị trí của Công ty gồm có 10 ngạch (Số lượng bao nhiêu ngạch tùy đặc thù liên quan đến quy mô, mô hình hoạt động, phân cấp chức danh trong doanh nghiệp quy định, trong bài viết này đề cập đến một doanh nghiệp quy mô Tập đoàn đa ngành nghề điển hình).

- Dải thu nhập vị trí đối với các ngạch từ G5 – G8 được chia làm 03 cấp độ:

  • Cấp 1: Là cấp cao nhất trong ngạch được xác định theo cấp độ của Ban/Phòng mà chức danh đó trực thuộc
  • Cấp 2: Là cấp trung bình trong ngạch được xác định theo cấp độ của Ban/Phòng mà chức danh đó trực thuộc
  • Cáp 3: Là cấp thấp nhất trong ngạch được xác định theo cấp độ của Ban/Phòng mà chức danh trực thuộc
Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 4)

Chương trình học: HRG04 - Pháp luật lao động

4.2. Qui định áp dụng dải thu nhập vị trí

  • Đối với trường hợp tuyển dụng mới: mỗi vị trí/chức danh sẽ được xếp vào một cấp độ trong một dải lương cụ thể dựa trên mức độ đáp ứng theo các tiêu chuẩn quy định của từng ngạch và theo phân cấp Phòng/Ban mà vị trí chức danh đó trực thuộc;
  • Đối với trường hợp bổ nhiệm, nâng ngạch: dải thu nhập của vị trí mới được xác định theo ngạch tương ứng của vị trí và cấp độ của ngạch chức danh mới được căn cứ theo phân cấp Phòng/Ban mà vị trí chức danh mới đó trực thuộc;
  • Đối với trường hợp điều chuyển nội bộ trong Công ty: dải thu nhập của vị trí mới được xác định theo ngạch tương ứng của vị trí và cấp độ của ngạch chức danh mới được căn cứ theo phân cấp Phòng/Ban mà vị trí chức danh đó trực thuộc;
  • Đối với trường hợp điều chuyển nội bộ trong Tập đoàn: áp dụng giống như khoản 1 và khoản 2;
  • Đối với trường hợp điều chuyển từ ngạch Quản lý xuống ngạch nhân viên: dải thu nhập vị trí được xác định theo qui định tại ngạch chức danh mới.
Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 4)

4.3. Qui định xếp bậc/mức thu nhập vị trí đối với các vị trí chức danh

Nguyên tắc xếp bậc của thu nhập vị trí trong dải lương

  • Nếu mức thu nhập vị trí thực tế nhỏ hơn mức thu nhập vị trí của bậc 1 tại các ngạch lương thì bậc thu nhập vị trí được xác định là bậc 1;
  • Nếu mức thu nhập vị trí thực tế ở khoảng giữa hoặc nhỏ hơn 50% mức chênh lệch giữa hai bậc thì bậc của thu nhập vị trí được xác định ở bậc thấp hơn liền kề tại dải thu nhập đó;
  • Nếu mức thu nhập vị trí thực tế ở khoảng lớn hơn 50% mức chênh lệch giữa hai bậc thì bậc của thu nhập vị trí được xác định ở bậc cao hơn liền kề tại dải thu nhập đó;
  • Nếu mức thu nhập vị trí thực tế lớn hơn bậc 10 của dải thu nhập thì bậc thu nhập của vị trí được xác định là bậc 10 của dải lương đó.
Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 4)

Đối với trường hợp tuyển dụng mới

  • Đối với ngạch Lãnh đạo: Theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc
  • Đối với nhóm ngạch Quản lý:
  • Số năm kinh nghiệm tại vị trí < 3 năm, bậc thu nhập vị trí được hưởng tối đa đến bậc 3 tại dải thu nhập của vị trí;
  • Số năm kinh nghiệm tại vị trí < 3 năm tại các Công ty có cùng qui mô và ngành nghề tương tự, bậc thu nhập vị trí được hưởng tối đa đến bậc 5 tại dải thu nhập vị trí;
  • Số năm kinh nghiệm tại trí từ 3 năm - < 5 năm bậc thu nhập vị trí được hưởng tối đa đến bậc 5 tại dải thu nhập của vị trí;
  • Số năm kinh nghiệm tại vị trí từ 3 năm - < 5 năm tại các Công ty có cùng qui mô và ngành nghề tương tự, bậc thu nhập vị trí được hưởng theo bậc thu nhập thực tế tại dải thu nhập vị trí;
  • Số năm kinh nghiệm tại vị trí từ 5 năm trở lên bậc thu nhập vị trí được hưởng theo thu nhập thỏa thuận theo dải thu nhập của vị trí;
  • Các trường hợp đặc biệt hoặc ngoài qui định theo sự phê duyệt của Tổng giám đốc hoặc cấp được Tổng giám đốc ủy quyền.
  • Đối với ngạch nhân viên:
  • Số năm kinh nghiệm < 1 năm bậc thu nhập được hưởng tối đa đến bậc 3 tại dải thu nhập của vị trí;
  • Số năm kinh nghiệm từ 1 năm - < 2 năm bậc thu nhập được hưởng tối đa đến bậc 5 tại dải thu nhập của vị trí;
  • Số năm kinh nghiệm từ 2 năm trở lên bậc thu nhập vị trí được hưởng theo thu nhập thỏa thuận theo dải thu nhập của vị trí.
  • Các trường hợp ngoài qui định theo sự phê duyệt của Tổng giám đốc hoặc cấp được Tổng giám đốc ủy quyền.
Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 4)

Đối với các trường hợp bổ nhiệm nội bộ vượt ngạch hoặc nâng ngạch vượt ngạch: 

Bậc của thu nhập vị trí được hưởng tối đa theo mức tại bậc 1 của vị trí mới đối với các trường hợp bổ nhiệm nội bộ vượt ngạch hoặc nâng ngạch vượt ngạch, nhưng đảm bảo mức hưởng tại bậc 1 của thu nhập vị trí mới phải cao hơn mức thu nhập tại vị trí cũ. Các trường hợp ngoài qui định theo sự phê duyệt của Lãnh đạo.

Đối với các trường hợp bổ nhiệm nội bộ và nâng ngạch theo thứ tự (không vượt ngạch):

  • Bậc của thu nhập vị trí tại ngạch mới sẽ được lùi đi 02 bậc so với bậc thu nhập vị trí tại ngạch cũ, nhưng tối thiểu phải cao hơn mức thu nhập vị trí cũ;
  • Trường hợp mức thu nhập vị trí trước khi bổ nhiệm/nâng ngạch cao hơn mức thu nhập vị trí theo nguyên tắc xếp bậc như trên thì mức tăng tối đa là 16% so với mức thu nhập vị trí cũ;
  • Trường hợp bậc thu nhập vị trí tại ngạch cũ đang ở bậc 1 thì bậc thu nhập vị trí tại ngạch mới tối đa sẽ được xếp ở bậc 1 tại ngạch mới;
  • Các trường hợp được nâng bậc thu nhập vào thời điểm Công ty xét nâng bậc thu nhập vị trí, nhưng Người lao động nghỉ ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thai sản, nghỉ không lương,…thì Người lao động sẽ được hưởng bậc thu nhập vị trí mới (nếu được tăng) khi Người lao động quay trở lại làm việc.
Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 4)

Đối với trường hợp khi điều chuyển từ ngạch Quản lý cao xuống ngạch Quản lý thấp hơn hoặc từ ngạch Quản lý xuống ngạch nhân viên hoặc từ ngạch nhân viên cao xuống ngạch nhân viên thấp hơn

Mức thu nhập vị trí của Người lao động được điều chuyển trong các trường hợp này sẽ được hưởng mức tối đa bằng 70% của mức thu nhập vị trí cũ trước lúc điều chuyển. Các trường hợp ngoài qui định sẽ do Tổng giám đốc phê duyệt

Các trường hợp khác theo quyết định của Tổng giám đốc/Lãnh đạo có thẩm quyền được ủy quyền

Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 4)

Kết luận

Cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ của mình. Hãy đón đọc phần tiếp theo để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn nhé.

Hết phần 4

Người mới làm hành chính nhân sự, người trái ngành chuyển sang đang cần bổ sung:

  • Kỹ năng hành chính để làm việc liên quan đến giấy tờ, công văn, tài sản,…
  • Kỹ năng nhân sự để biết cách chấm công, tính thuế, bảo hiểm,… 

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo khóa học dưới đây của Gitiho với đầy đủ nghiệp vụ của một Hành chính Nhân sự thực thụ!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông