Các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp (Phần 3)

Nội dung được viết bởi Sabrina

Phần 3: Quy định hệ thống ngạch chức danh

Phân cấp hệ thống ngạch chức danh trong một doanh nghiệp 

Mục đích của hệ thống ngạch lương

  • Làm định hướng cho người lao động xác định hướng phát triển, lập kế hoạch và xây dựng lộ trình công danh cho bản thân tại doanh nghiệp;
  • Làm cơ sở cho việc xây thang bảng lương của Công ty và đánh giá xếp loại giá trị của công việc để làm cơ sở cho việc xếp ngạch lương cho các vị trí chức danh, đảm bảo tính phù hợp, công bằng và cạnh tranh.

Hệ thống ngạch lương của một doanh nghiệp điển hình được phân thành ngạch Lãnh đạo, Quản lý và ngạch nhân viên và được chia làm 10 ngạch như sau:

STT

Ngạch

Cấp bậc

Nhóm ngạch

Ngạch

Cấp ngạch

1

Lãnh đạo

G10

G10

Tổng giám đốc

2

G9

G9

Phó Tổng giám đốc hoặc tương đương

3

Quản lý

G8

G8-1

Trưởng ban hoặc tương đương

G8-2

G8-3

4

G7

G7-1

Phó trưởng ban hoặc tương đương

G7-2

G7-3

5

G6

G6-1

Trưởng phòng hoặc tương đương

G6-2

G6-3

6

G5

G5-1

Phó trưởng phòng hoặc tương đương

G5-2

G5-3

7

Nhân viên

G4

 

Trưởng nhóm/ Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

8

G3

Chuyên viên chính

9

G2

Chuyên viên

10

G1

Nhân viên

Chương trình học: HRG04 - Pháp luật lao động

Quy định tiêu chuẩn về năng lực đối với các ngạch cấp nhân viên

STT

Cấp bậc

Ngạch

Tiêu chuẩn

1

Trưởng nhóm

G4

  • Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
  • Có trình độ đại học trở lên về chuyên môn được yêu cầu
  • Có khả năng sử dụng Tiếng Anh theo yêu cầu của vị trí công việc
  • Có kinh nghiệm chuyên môn tại vị trí tối thiểu từ 2 năm trở lên 
  • Có khả năng tổng hợp và phân tích tốt
  • Sử dụng tốt vi tính văn phòng và các phần mềm ứng dụng theo vị trí công việc
  • Yêu cầu về sự hiểu biết
  • Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ của vị trí công việc và hiểu được các nghiệp vụ cơ bản công việc của phòng/ban
  • Hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn 
  • Yêu cầu về năng lực làm việc
  • Có kinh nghiệm làm việc trong môi trường áp lực cao 
  • Có khả năng kết nối đội nhóm
  • Có khả năng giải quyết vấn đề độc lập
  • Có khả năng đàm phán và thuyết phục
  • Có ý chí và tinh thần kiên định trong công việc

2

Chuyên viên chính

G3

  • Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
  • Có trình độ cao đẳng trở lên theo chuyên môn được yêu cầu
  • Có kinh nghiệm chuyên môn tại vị trí tối thiểu từ 1 năm trở lên 
  • Sử dụng tốt vi tình văn phòng và các phần mềm ứng dụng theo vị trí công việc
  • Yêu cầu về sự hiểu biết
  • Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ của vị trí công việc và có thể nắm được ở mức đơn giản các công việc khác ở cùng vị trí trong cùng nhóm.
  • Yêu cầu về năng lực làm việc
  • Có kinh nghiệm làm việc trong môi trường áp lực cao 
  • Có khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
  • Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc

3

Chuyên viên

G2

  • Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
  • Có trình độ cao đẳng trở lên theo chuyên môn được yêu cầu
  • Đã có kinh nghiệm chuyên môn tại vị trí 
  • Sử dụng tốt vi tình văn phòng và các phần mềm ứng dụng theo vị trí công việc
  • Yêu cầu về sự hiểu biết
  • Nắm được chuyên môn nghiệp vụ của vị trí công việc tối thiểu ở độ cơ bản
  • Yêu cầu về năng lực làm việc
  • Có khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao 
  • Có khả năng giải quyết vấn đề độc lập
  • Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc

4

Nhân viên

G1

  • Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
  • Có trình độ cao đẳng trở lên 
  • Sử dụng tốt vi tính văn phòng 
  • Yêu cầu về sự hiểu biết
  • Hiểu được nghiệp vụ của vị trí công việc tối thiểu ở độ cơ bản
  • Yêu cầu về năng lực làm việc
  • Có khả năng làm việc độc lập và chủ động giải quyết công việc
  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

Bảng trên đây nhằm mục đích tham khảo tại 1 doanh nghiệp được cho là điển hình với hệ thống ngạch bậc phân cấp rõ ràng. Tùy từng doanh nghiệp, quy mô và định hướng phát triển cũng như quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp đó mà hệ thống chức danh cũng như tiêu chuẩn về năng lực đối với các ngạch cấp nhân viên được xây dựng cho phù hợp với đặc thù tại doanh nghiệp đó.

Quy định xếp ngạch lương đối với các vị trí chức danh

3.3.1. Đối với các vị trí cấp Quản lý ngạch lương được xác định dựa trên năng lực thực tế đáp ứng với vị trí công việc của từng cá nhân được Ban Lãnh đạo Công ty hoặc người có thẩm quyền quyết định đối với từng vị trí.

3.3.2. Đối với các vị trí cấp Nhân viên ngạch lương được xác định dựa trên mức độ đáp ứng của từng cá nhân theo các tiêu chuẩn qui định đối với từng ngạch quy định tại điểm 3.2.

Quy định phân cấp trong ngạch chức danh

3.4.1. Đối với ngạch Quản lý, mỗi một ngạch dải lương được phân chia làm 03 cấp độ theo qui định tại khoản điểm 3.2 dựa trên cấp độ Phòng/Ban mà vị trí chức danh đó trực thuộc thuộc.

3.4.2. Đối với ngạch Nhân viên, các ngạch lương sẽ cùng chung một cấp độ mà không ảnh hưởng bởi cấp độ Phòng/Ban mà vị trí chức danh đó trực thuộc.

Kết luận

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy đón đọc phần tiếp theo để nắm rõ các bước xây dựng Quy chế Tiền lương trong Doanh nghiệp nhé.

Hết phần 3

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông