Bí quyết thuyết trình hiệu quả: Phương pháp 3 phút và ý chính

Nội dung được viết bởi Đỗ Thúy Quỳnh

Chúng ta có phương pháp 3 phút và ý chính (The 3‐minute story & Big Idea). Ý tưởng xây dựng nên 2 khái niệm này là tóm gọn thành một đoạn rồi từ đó thành một tuyên bố súc tích. Bạn phải thành thục chuyên môn của mình – biết được những thông tin cần thiết nhất là gì, cũng như những gì không cần trong phiên bản thu gọn của bạn. 

Tưởng chừng rất dễ dàng nhưng việc tóm gọn lại khó hơn nhiều so với việc phân tích chi tiết ra. 


The 3‐minute story

Khái niệm 3-minute story cũng giống như vậy: Bạn sẽ nói gì với thính giả của mình nếu chỉ có 3 phút để trình bày. Đây là một cách vô cùng hữu ích để bảo đảm rằng câu chuyện của bạn được thể hiện rõ ràng. Nếu như bạn có thể làm việc này, sự phụ thuộc vào các slide cũng như các hình ảnh trong phần thuyết trình sẽ được loại bỏ. Việc này vô cùng có ích trong những trường hợp như sếp bạn muốn biết về tình hình công việc của bạn hay bạn vô tình gặp mặt một cổ đông và muốn tóm tắt cho họ biết. Nếu bạn biết chính xác những gì cần nói, bạn có thể ứng biến tùy theo khoảng thời gian bạn đang có, cho dù khoảng thời gian này là vô cùng ngắn ngủi.


Big Idea

Ý tưởng cho khái niệm là tóm gọn hơn nữa: thu gọn lại thành một câu duy nhất gồm 3 yếu tố:

  • Thể hiện được góc nhìn đặc trưng của bạn

  • Thể hiện được những gì đang cần gấp

  • Đây phải là một câu hoàn chỉnh.

    bi-quyet-thuyet-trinh-hieu-qua-phuong-phap-3-phut-va-y-chinh

Hãy suy nghĩ về 2 khái niệm này bằng việc sử dụng ví dụ về khóa học hè của bộ môn khoa học ở trên.

Tóm gọn theo khái niệm 3-minute story: trong bộ môn khoa học đang lên ý tưởng về một vấn đề đang xảy ra với các học sinh lớp 4. Và dường như ấn tượng đầu tiên của các em về bộ môn này là nó khó hiểu và các em cảm giác không hứng thú với nó. Để các em làm quen với môn khoa học cần phần lớn khoảng thời gian trong giai đoạn đầu năm học. Vậy nên chúng tôi đã nghĩ rằng, liệu chúng ta cho các em tìm hiểu về bộ môn này sớm hơn có làm thay đổi nhận thức của các em về nó? Do đó, chúng tôi đã phát triển một khóa học hè với tiêu chí giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đã mời các em học sinh tiểu học và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các em học sinh lớp 2 và lớp 3. Mục tiêu của chúng tôi là cho các em tiếp xúc sớm với hy vọng nhận được sự yêu thích của các em với bộ môn khoa học. Để biết liệu khóa học này có bổ ích hay không, chúng tôi đã khảo sát các em trước và sau chương trình học hè. Chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn các em, khoảng 40%, chỉ cảm thấy bình thường khi bắt đầu học môn này. Còn sau khóa học hè, hầu hết các em đều có nhận thức tích cực hơn và tới 70% đã cảm giác thích thú về môn khoa học. Chúng tôi cho rằng việc này đã thể hiện được sự thành công của chương trình và không chỉ dừng lại ở việc tiếp tục mà nên phát triển chương trình để tạo cảm hứng cho các em.

Tóm gọn theo khái niệm Big idea: Việc thử nghiệm chương trình học là một thành công trong việc cải thiện nhận thức của các em học sinh về bộ môn khoa học, và với thành công này, chúng tôi mong nhận được sự góp vốn của ủy ban để chương trình được tiếp tục phát triển.

Và khi bạn đã có thể tóm gọn câu chuyện của bạn thành súc tích và rõ ràng như vậy, việc xây dựng nội dung cho bài thuyết trình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu về các cách lập kế hoạch cho phần nội dung của bạn: cốt truyện.


Để hiểu toàn diện vấn đề hơn, quý bạn hãy đọc thêm bài:

    Bí quyết tiếp theo cần biết để xây dựng bài thuyết trình hiệu quả mà bạn cần biết:

    Bí quyết được chia sẻ bởi Gitiho.com, truy cập Gitiho.com để tìm được khóa học hữu ích dành riêng cho mình cũng như các chuyên, khóa học về Excel và PowerPoint từ cơ bản đến nâng cao nhé.

    0/5 - (0 bình chọn)

    0/5 - (0 bình chọn)

    0 thảo luận

    @ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
    Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
    Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông