Trong Python có rất nhiều kiểu dữ liệu khác nhau mà chúng ta cần dành nhiều thời gian mới có thể tìm hiết hết. Với bài viết này, chúng mình sẽ giúp các bạn có được kiến thức cơ bản về biến số trong Python và các thao tác liên quan đến biến dữ liệu kiểu số.
Trong Python có 3 loại giá trị số như sau:
Khi chúng ta gán giá trị cho các biến trong Python thì chúng ta sẽ định nghĩa luôn kiểu cho biến đó.
Ví dụ 1: Ở đây chúng mình có một biến số trong Python được gán giá trị là b = 9,5546645254.
Khi đó bên cửa sổ Variable Explorer sẽ hiển thị kiểu dữ liệu của biến số này là float (dạng số thập phân).
Nếu các bạn gán một giá trị khác cho biến b ở dạng số nguyên vào dòng kế tiếp thì kiểu dữ liệu của biến này sẽ đổi theo cập nhật mới nhất về dạng int.
Ví dụ 2: Ở đây chúng mình có một biến a được gán giá trị bằng 10. Nếu các bạn thực hiện lệnh in cho biến a thì sẽ thấy phần kết quả hiện ra là <class ‘int’> có nghĩa là kiếu dữ liệu của biến số trong Python này là kiểu số nguyên.
Các kiểu dữ liệu của biến số trong Python này có thể chuyển đổi qua lại với nhau. Các bạn chỉ cần tên các keyword là int, float, complex là vào chuyển được.
Ví dụ 3: Ở đây chúng mình có biến a=10, đang muốn tạo ra biến c ở dạng complex từ biến a thì sẽ nhập vào như sau:
c = complex (a)
Lúc này các bạn có thể thấy giá trị của biến c trong Variable Explorer là: (10 + 0j).
Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể tạo ra biến d ở dạng số nguyên từ giá trị thập phân của biến b bằng câu lệnh là:
d = int (b)
Kết quả là biến d có giá trị bằng 9, chính là phấn số nguyên của giá trị trong biến b.
Xem thêm: Keyword và những câu lệnh đầu tiên trong lập trình Python
Để tạo được các số ngẫu nhiên (random number) thì sẽ cần sử dụng keyword là import và module random. Chức năng import này có thể giúp chúng ta tạo ra các gói chức năng hoặc thư viện để việc thao tác trở nên dễ dàng hơn. Trong phạm vi bài viết này thì chúng ta chỉ cần tìm hiểu cách dùng import để tạo ra các biến số ngẫu nhiên.
Ví dụ 1: Gán giá trị cho 3 biến x, y, z lần lượt là 1; 2,8; 3+7j. Kiểm tra kiểu dữ liệu của từng biến. Thay đổi kiểu dữ liệu của z thành kiểu số nguyên.
Chúng ta sẽ nhập vào phần mềm lập trình Python như sau:
x, y, z = 1, 2.8, 3+7j
Khi đó các bạn sẽ thấy bệ cửa sổ Variable Explorer đã hiển thị các kiểu dữ liệu của của 3 biến mà chúng ta vừa nhập:
Với yêu cầu kiểm tra loại dữ liệu của biến thì các bạn sẽ dùng câu lệnh như sau:
print(type(x))
Đây là câu lệnh để kiểm tra kiểu dữ liệu của biến x, nếu các bạn muốn kiểm tra cho biến y và biến z thì phải thay tên nó vào nhé.
Với yêu cầu thay đổi kiểu dữ liệu của biến số thực z thành số nguyên thì các bạn cần biết rằng chúng ta sẽ không thực hiện được yêu cầu của đề bài. Chuyển một số nguyên thành số thực thì được nhưng chuyển từ số thực thành số nguyên thì không được các bạn nhé.
Xem thêm: Thư viện mã Python hữu ích cho bạn sử dụng hàng ngày (phần 1)
Ví dụ 2: Sử dụng module random để:
Chúng ta sẽ thực hiện lần lượt các yêu cầu trên như sau:
Trước hết, để in được một số nguyên ngẫu nhiên trong khoảng 1-100 thì các bạn sử dụng câu lệnh:
print(random, randrange(1,100))
Kết quả in ra sẽ được một số ngẫu nhiên, trên phần mềm của chúng mình thì kết quả là 67, đúng theo yêu cầu đề bài.
Tiếp theo, các bạn cần hiểu step value = 3 nghĩa là gì thì mới thực hiện được yêu cầu thứ 2 của ví dụ này. Chúng ta chỉ cần hiểu rất đơn giản là số ngẫu nhiên trong khoảng 1-100 phải thỏa mãn điều kiện step value = 3 là số được lấy ra từ tập hợp các số cách nhau 3 đơn vị tính từ số 1 trở đi như 1, 4, 7, 10, 13, 16….
Câu lệnh mà chúng ta sử dụng cho trường hợp này là:
print(random, randrange(1,100,3))
Hình ảnh dưới đây là kết quả in ra khi chúng mình thực hiện câu lệnh này nhiều lần, các kết quả đều đúng với yêu cầu.
Tiếp theo, để in ra được một số thập phân ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 - 1 thì các bạn sử dụng công thức sau:
print(random.random())
Trong hình ảnh trên các bạn có thể thấy những dữ liệu được in ra đều đúng với yêu cầu.
Tuy nhiên, nếu muốn thực hiện yêu cầu in ra một số thập phân ngẫu nhiên trong khoảng từ -100 đến 100 thì chúng ta không sử dụng câu lệnh trên được. Thay vào đó chúng ta sẽ dùng câu lệnh khác là:
print(random.uniform(-100,100))
Cuối cùng, với yêu cầu in ra một giá trị ngẫu nhiên trong chuỗi [1, 2, 3, 4, 8, 13, 21, 34, 55] thì chúng ta sử dụng câu lệnh như sau:
print(random.choice([1, 2, 3, 4, 8, 13, 21, 34, 55]))
Kết quả in ra sẽ là số ngẫu nhiên được chọn từ tập hợp mà đề bài đã cho
Nếu các bạn muốn in ra 2 phần tử từ tập hợp thì chúng ta dùng câu lệnh như sau:
print(random.sample([1, 2, 3, 4, 8, 13, 21, 34, 55],k=2))
Khi đó kết quả in ra sẽ là tập hợp gồm 2 phần tử được chọn từ tập hợp ban đầu:
Xem thêm: Biến trong Python: Các quy tắc và hướng dẫn cách sử dụng
Qua bài viết này, các bạn đã biết thêm được kiến thức về biến số trong Python và các thao tác với biến dữ liệu kiểu số trên Python.
Có một khóa học tại Gitiho giúp cho bạn học lập trình Python trong phân tích dữ liệu từ cơ bản đến nâng cao để lọc và làm sạch dữ liệu, xây dựng vác mô hình dự đoán, hay tạo biểu đồ, đồ thị trực quan cho báo cáo,...
Cùng xem và đăng ký học thử khóa học PY01 - Phân tích dữ liệu với lập trình Python From Zero to Hero ở bên dưới bạn để khám phá sức mạnh của Python trong phân tích dữ liệu bạn nhé.
Nội dung liên quan