Hướng dẫn hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản bằng tài khoản 412

Nội dung được viết bởi Ngọc Diệp

Khi Nhà nước ra quyết định yêu cầu doanh nghiệp đánh giá lại tài sản cố định và giá trị đánh giá cao hoặc thấp hơn giá trị ghi trong sổ thì kế toán phải sử dụng tài khoản nào? Để trả lời câu hỏi này, các bạn hãy cùng Gitiho tìm hiểu về tài khoản 412 và cách thức sử dụng tài khoản này trong kế toán tổng hợp để hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản nhé.

Cách hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản bằng tài khoản 412

Đánh giá lại vật tư, hàng hóa với tài khoản 412

Nếu giá trị đánh giá lại của vật tư, hàng hóa cao hơn giá trị đã ghi trong sổ kế toán nghĩa là số chênh lệch giá tăng. Trong trường hợp này, chúng ta hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản trong kế toán tổng hợp như sau:

  • Nợ TK 152, 153, 155, 156.
  • Có TK 412.

Trong đó, tài khoản 412 sẽ phản ánh chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Nếu giá trị đánh giá lại vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị đã ghi trong sổ kế toán nghĩa là số chênh lệch giá giảm. Khi đó, chúng ta có bút toán ngược lại với tài khoản 412 như sau:

  • Nợ TK 412.
  • Có TK 152, 153, 155, 156.

Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán nhập kho nguyên vật liệu với tài khoản 152

Đánh giá lại tài sản cố định và bất động sản đầu tư với tài khoản 412

Kế toán viên cần căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và đánh giá TSCĐ, bất động sản đầu tư để hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản trong kế toán tổng hợp.

Nếu phần nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, chúng ta có bút toán sau:

  • Nợ TK 211, 213, 217.
  • Có TK 214.
  • Có TK 412.

Trong đó, tài khoản 412 phản ánh chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị còn lại tăng).

Ngược lại, nếu phần nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, chúng ta có bút toán như sau với tài khoản 412 và các tài khoản tương tự:

  • Nợ TK 412.
  • Nợ TK 214.
  • Có TK 211, 213, 217.

Hướng dẫn hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản bằng tài khoản 412

Xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản cuối năm tài chính với tài khoản 412

Thông thường cuối năm tài chính, doanh nghiệp cần xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Nếu tài khoản 412 có số dư bên Có và doanh nghiệp có quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu, kế toán ghi vào sổ như sau:

  • Nợ TK 412.
  • Có TK 411.

Ngược lại, nếu tài khoản 412 có số dư bên Nợ và doanh nghiệp ghi giảm vốn đầu tư của chủ sỡ hữu thì bút toán được thực hiện như sau:

  • Nợ TK 411.
  • Có TK 412.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính số dư của tài khoản kế toán

Tổng kết

Qua bài viết ngày hôm nay, các bạn kế toán viên đã học được cách hạch toán chênh lệch đánh giá lại tài sản bằng tài khoản 412. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm các loại tài khoản khác, hãy tham khảo các bài viết trên blog Gitiho và đăng kí khóa học Kế toán tổng hợp với chúng mình nhé.

Gitiho chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông