Hướng dẫn sử dụng yếu tố nhận biết trong văn bản

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như Word, Excel, Power Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là cách sử dụng yếu tố nhận biết trong văn bản. 

Sử dụng yếu tố nhận biết để chú ý đến những chỗ quan trọng trong văn bản

Nếu mà không có bất cứ gợi ý hình ảnh nào, khi mà nhận được một đoạn văn, lựa chọn duy nhất của chúng ta là đọc nó. Nhưng việc sử dụng các yếu tố nhận biết một cách có chiến lược có thể đơn giản hóa việc này.
 Hình 1 đã thể hiện các cách mà bạn có thể sử dụng các yếu tố nhận biết cho văn bản. Đoạn văn đầu tiên không sử dụng bất cứ yếu tố nào.
Việc này cũng tương tự như ví dụ đếm số 3: bạn phải đọc qua nó, tìm những ý chính từ đoạn văn đó, đọc lại một lần nữa và cuối cùng là ghép các ý chính vào trong đoạn văn.
 

Hãy lưu ý việc sử dụng các yếu tố nhận biết đã thay đổi cách bạn tiếp nhận thông tin.

Những đoạn văn tiếp theo sử dụng một yếu tố nhận biết khác nhau. Và khi đó bạn hãy xem kỹ yếu tố nào phù hợp với bạn nhất, và yếu tố nào đã thu hút sự chú ý của bạn với tốc độ nhanh chậm khác nhau (ví dụ như màu sắc và kích thước có thể thu hút sự chú ý rất nhanh còn định dạng Italics thì khả năng thu hút lại chậm hơn)
Hướng dẫn sử dụng yếu tố nhận biết trong văn bảnSử dụng yếu tố nhận biết cho văn bản

 Ngoài việc thu hút sự chú ý của khán giả vào những điểm mà chúng ta muốn, các yếu tố nhận biết có thể được sử dụng như một cách sắp xếp các dữ kiện có thứ tự trong câu chuyện của chúng ta. Như chúng ta thấy trong hình 1, các yếu tố khác nhau đã thu hút sự chú ý của chúng ta với các tốc độ khác nhau. Ngoài ra sự đa dạng của một loại yếu tố cũng có các sự thu hút sự chú ý khác nhau.
Ví dụ như yếu tố nhận biết màu sắc, một màu xanh đậm sẽ thu hút hơn so với màu xanh nhạt. Tuy nhiên cả 2 sắc thái của màu xanh vẫn sẽ thu hút hơn là màu xám. Chúng ta có thể sử dụng sự đa dạng này cũng như các yếu tố nhận biết khác để làm cho thông tin dữ liệu của chúng ta dễ nắm bắt hơn, bằng cách nhấn mạnh chỗ chúng ta muốn và làm mờ đi những chỗ kém quan trọng.  Hình 2 đã thể hiện cách áp dụng việc này với những đoạn văn của ví dụ phía trên.
Các yếu tố nhận biết giúp tạo nên cách sắp xếp có thứ tự cho dữ liệu của chúng ta.

 Hãy lưu ý cách các yếu tố nhận biết được dùng trong hình 2 để tạo ra một trật tự cho dữ liệu của chúng ta. Việc này đã đơn giản hóa việc nắm bắt ý chính trong ví dụ đó.
 Các nghiên cứu đã thể hiện ra rằng chúng ta chỉ có một khoảng thời gian từ 3 đến 8 giây để thu hút khán giả, với khoảng thời gian đó họ sẽ quyết định nên để tâm đến những gì chúng ta thể hiện hay không hoặc chuyển sự chú tâm của họ đến một vấn đề khác.


 Nếu mà chúng ta sử dụng các yếu tố nhận biết một cách khôn ngoan, dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đó, các khán giả đã biết được ý chính mà chúng ta muốn truyền đạt.
 Việc sử dụng các yếu tố này để tạo ra một trật tự có sắp xếp hướng dẫn cụ thể cho người xem về thứ tự để tiếp nhận những thông tin này. Chúng ta cũng có thể báo hiệu cho họ những thông tin quan trọng nhất mà họ cần phải biết trước, đến những thông tin quan trọng thứ 2 và cứ như vậy. Ngoài ra những thông tin bổ sung nhưng không thật sự ảnh hưởng có thể được đưa vào background để chúng không tranh sự chú ý. Việc này sẽ đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình tiếp nhận thông tin của người xem.


 Ví dụ ở trên đã hướng dẫn cách sử dụng các yếu tố nhận biết trong văn bản. Các yếu tố này cũng có thể bổ trợ cho việc thể hiện dữ liệu qua hình ảnh của chúng ta.
 Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách sử dụng yếu tố nhận biết trong văn bản. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé. 
 

 

 

KHÓA HỌC WORD MIỄN PHÍ

Với hơn 7600 HỌC VIÊN đang theo học với đánh giá trung bình 4.78 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông