Biểu đồ vùng xếp chồng (hay còn gọi là Stacked Area chart), đây là một dạng biểu đồ phức hợp của dạng biểu đồ vùng.
Chúng ta đều biết biểu đồ vùng đơn giản thể hiện những chuỗi dữ liệu được biểu diễn bằng những đường thẳng cùng vùng làm đầy màu sắc ở phía bên dưới. Biểu đồ vùng thích hợp biểu diễn sự thay đổi theo thời gian của một chuỗi dữ liệu. Giúp ta có một phần trình bày đơn giản và dễ hiểu chỉ trong nháy mắt.
Trên cơ sở đó biểu đồ vùng xếp chồng là nhiều vùng dữ liệu chồng lên nhau, phân biệt bằng các vùng (Dải) màu sắc khác nhau như hình minh họa dưới đây. Biểu đồ vùng xếp chồng cho phép ta thể hiện được sự thay đổi theo thời gian của nhiều chuỗi dữ liệu cùng một lúc. Từ đó giúp ta dễ dàng so sánh và phân tích.
Ưu điểm của biểu đồ vùng xếp chồng:
Nhược điểm của biểu đồ vùng xếp chồng:
Trong bài này, Gitiho sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo và định dạng biểu đồ Vùng xếp chồng (Stacked Area Chart) vừa đẹp mắt, dễ phân tích và chuyên nghiệp.
Để tạo biểu đồ vùng xếp chồng (Stacked Area Chart) chúng ta có 2 cách đơn giản như sau, tùy vào tình huống xử lý dữ liệu cụ thể mà bạn có thể chọn một trong hai cách để thực hiện.
Trong ví dụ minh họa xuyên suốt bài này chúng ta sẽ sử dụng tệp dữ liệu về mảng Doanh Số Bán Hàng để mình họa, xoay quanh doanh số sẽ có các bảng dữ liệu như Lượng đơn hàng, Ngày đặt hàng, Mã sản phẩm, Tên tỉnh / vùng, Tổng chi phí sản phẩm,...để minh họa cụ thể cho vấn đề này. Các bạn có thể thấy rõ trong phần dưới đây.
Đầu tiên để tạo biểu đồ cột xếp chồng trên Power BI ta cần kéo và thả bảng Doanh số bán hàng (Sales Amount) từ mục Fields đến khu vực làm việc. Power BI sẽ tự động tạo cho chúng ta một biểu đồ hình cột như dưới đây.
Tiếp theo ta sẽ thêm Tên tỉnh vào mục Axis.
Lúc này ta nhấn vào biểu tượng biểu đồ vùng xếp chồng (Stacked Area Chart) dưới mục Visualization. Power BI sẽ tự động chuyển biểu đồ đồ hình cột bên trên thành biểu đồ vùng. Như hình dưới đây, chúng ta có thể thấy biểu đồ vùng xếp chồng đã có một vùng trình bày thông tin về Doanh số bán hàng theo tỉnh (Sales Amount by State Province Name).
Để biểu đồ có thêm nhiều vùng xếp chồng lên nhau, trình bày nhiều dữ liệu hơn. Ta sẽ thêm Tổng chi phí sản phẩm (Total Product Cost) vào mục Values. Như thế này ta đã có biểu đồ trình bày doanh số bán hàng và chi phí sản phẩm theo tỉnh thành phố (Sales Vs Product Cost by State province name).
Với cách thứ hai này, chúng ta sẽ tạo một biểu đồ vùng xếp chồng bằng dữ liệu giả định trước. Sau đó sẽ thêm dữ liệu cụ thể vào biểu đồ.
Đầu tiên ta nhấn chọn biểu tượng của biểu đồ vùng xếp chồng (Stacked Area Chart) dưới mục Visualization. Lúc này Power BI sẽ tự động tạo cho ta một biểu đồ vùng xếp chồng bằng dữ liệu giả định. Giống như hình minh họa dưới đây:
Để thêm dữ liệu vào biểu đồ vùng xếp chồng này, ta sẽ thêm các trường cần thiết vào:
Xem trong minh họa này ta sẽ kéo Doanh số bán hàng (sales amount) và tổng chi phí sản phẩm (total product cost) từ trường Values.
Tiếp theo ta thêm tên Tỉnh (State Province Name) vào mục Axis. Ở đây ta có thể dùng thao tác kéo và thả bảng Tỉnh thành phố này vào mục Axis, hoặc đơn giản hơn là tích vào ô trống ngay trước tên cột State Province này. Giốngn hư trong hình dưới đây.
Từ hình bên trên chúng ta đều thấy biểu đồ vùng xếp chồng đang được sắp xếp theo Doanh số bán hàng với thứ tự giảm dần. Do đó ta cần sắp xếp lại dữ liệu, tức là Doanh số bán hàng theo tên tỉnh (state province name). Để thực hiện điều này ta sẽ nhấn chuột vào nút 3 chấm trên cùng bên phải của màn hiển thị. Tiếp theo nhấn chọn Sort By State Province Name, giống như hình bên dưới.
Giờ đây chúng ta sẽ thao tác thêm vài bước định dạng để biểu đồ dễ nhìn hơn.
Như các bạn thấy trên đây, thao tác định dạng giúp biểu đồ cột xếp chồng trở nên đẹp mắt và dễ nhìn hơn. Vậy phải làm như nào và cần làm những gì để có một biểu đồ cột xếp chồng có hình thức trình bày chuyên nghiệp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực hành tại phần dưới đây.
Để định dạng biểu đồ vùng xếp chồng (hay còn gọi là Staked Area chart) trên Power BI, ta sẽ có các thao tác gồm: chỉnh sửa màu của vùng, định dạng tiêu đề biểu đồ, vị trí trục tung, trục hoành, nhãn dự liệu, hình nền,...
Các thao tác này sẽ được liệt kê chi tiết theo thứ tự dưới đây:
Đầy tiên ta cần nhấn chuột vào biểu tượng hình con lăn (Format) như trong hình minh họa bên dưới. Lúc này một danh sách các tùy chọn cho phép ta chỉnh sửa biểu đồ vùng xếp chồng sẽ xuất hiện.
Ta sẽ sử dụng mục General đầu tiên này để thay đổi vị trí trục X, trục Y, độ dày và chiều cao của biểu đồ vùng xếp chồng.
Chúng ta thực hiện định dạng chú thích trong mục Legend như hình dưới đây. Đầu tiên cần chuyển đổi trạng thái của Legend từ Off thành On để bật hiển thị chú thích.
Nhấn chuột chọn mục X-Axis, lúc này sẽ xuất hiện một danh sách các tùy chọn liền dưới của X-Axis cho phép ta định dạng lại trục ngang của biểu đồ.
Ở định dạng mặc đinh, tiêu đề trục X được thiết lập ở trạng thái Off, tức là không hiển thị. Ta có thể bật hiển thị nó bằng cách chuyển trạng thái Title thành On. Lúc này cũng sẽ xuất hiện các tùy chọn cho chúng ta sử dụng để chỉnh sửa tiêu đề của trục X biểu đồ.
Như trong ví dụ minh họa này chúng ta đã đổi màu tiêu đề trục hoành thành màu xanh lá cây, kiểu chữ là Cambria và cỡ chữ là 25.
Chúng ta sẽ thực hiện thao tác này trong mục Y-Axis. Kích chuột nhấn chọn Y-Axis, lúc này một danh sách các tùy chọn nhỏ hơn để chỉnh sửa trục tung sẽ xuất hiện.
Sau khi nhập hai giá trị này thì Power BI sẽ tự động chia đơn vị trục tung cho chúng ta.
Như trong hình trên chúng ta có thể thấy chú thích của trục Y đã được đổi thành màu nâu, cỡ chữ là 15 và hiển thị đơn vị là Thousand, tức là hàng nghìn.
Trong hình dưới đây, khi ta thiết lập mục Scale type tức loại tỷ lệ là Log (nhật ký), chúng ta sẽ thấy biểu đồ sẽ hiển thị dưới dạng Log.
Theo chế độ mặc định thì tiêu đề của trục tung sẽ bị tắt hiển thị (tức là ở trạng thái Off). Để bật hiển thị tiêu đề trục Y ta sẽ chuyển đổi trạng thái của nó thành On. Lúc này sẽ xuất hiện thêm các tùy chỉnh để ta chỉnh sửa cho tiêu đề trục X.
Như trong minh họa này chúng ta sau khi bật hiển thị tiêu đề trục Y thì đã đổi màu tiêu đề thành màu xanh lá cây, cỡ chữ là 25 và kiểu chữ là Cambria.
Để hiển thị đường lưới ta có thể chuyển trạng thái của Gridlines từ On thành Off và ngược lại. Trong phần đường lưới này ta thấy được các mục tùy chọn nhỏ hơn như trong hình minh họa bên trên gồm có:
Theo cài đặt ban đầu thì khoảng cách giữa trục tới các đường sẽ được thiết lập đổ đầy bằng màu mặc định. Để thay đổi điều này ta sẽ kích chuột chọn Data Color. Lúc này sẽ xuất hiện một danh sách các dữ liệu mà ta có thể chọn màu hiển thị cho từng cái.
Như trong ví dụ này ta đổi màu đường Doanh số bán hàng (Sales Amount) thành màu xanh lá cây và đường Tổng chi phí sản phẩm (total product cost) thành màu đỏ.
Nhấn chuột chọn Data Labels, lúc này sẽ xuất hiện một loạt các tùy chọn nhỏ hơn cho phép chúng ta định dạng lại nhãn dữ liệu. Data Label hiển thị các giá trị số (như là doanh số bán hàng, tổng chi phí sản phẩm tại mỗi điểm). Giống như bạn thấy trong hình dưới đây, chúng ta đã bật hiển thị các điểm nhãn dữ liệu và đổi màu của nó thành màu đen.
Chúng ta nhấn chuột chọn Shapes để thiết lập hình dạng trên biểu đồ. Lúc này một danh sách các tùy chọn nhỏ hơn sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Như trong ví dụ minh họa này, chúng ta đã đổi Stroke Width tức là độ rộng của nét là 4, tạo điểm gấp khúc (maker Shape) ở dạng hình kim cương (diamond) với kích cỡ là 4 và đổi thành màu đỏ.
Ta thực hiện các thao tác này trong mục Plot Area. Ta có thể thêm một ảnh nền tùy chỉnh vào biểu đồ vùng xếp chồng của mình. Để minh họa ta sẽ thêm một hình ảnh như bên dưới.
Để thêm ảnh ta chỉ cần kích chuột chọn Add Image trong mục này và chọn ảnh ta cần từ thư mục của mình. Tiếp theo thay đổi độ trong suốt để tránh nền quá nổi bật lấn át mất biểu đồ. Image Fit, ta chọn Normal.
Nhấn chuột chọn Title để xuất hiện các tùy chọn cho phép ta thiết lập lại định dạng tiêu đề của biểu đồ. Ta sẽ chuyển đổi trạng thái của Title từ On thành On để hiển thị tiêu đề.
Từ trong hình dưới đây, chúng ta có thể thấy biểu đồ đã được đổi tên thành Sale Amount and Total Product Cost by State Name (nghĩa là Doanh số bán hàng và tổng chi phí sản phẩm theo tên tỉnh). Đồng thời màu tiêu đề được đổi thành màu xanh lá cây. Kiểu chữ là Georgia. Cỡ chữ là 25. Tiêu đề được căn giữa. Nếu muốn bạn hoàn toàn có thể thêm màu cho tiêu đề của biểu đồ để dòng chữ trở nên nổi bật hơn.
Ta nhấn chuột chọn Background. Để hiển thị màu nền cho biểu đồ ta chỉ cần chuyển trạng thái của Background từ Off thành On. Và ngược lại. Trong minh họa này ta đổi màu nền thành màu vàng với độ trong suốt là 28%.
Tương tự ta sẽ chuyển trạng thái của Border từ Off thành On để hiển thị khung viền cho biểu đồ của mình.
Đến đây chúng ta đã hoàn thành các thao tác để có một biểu đồ vùng xếp chồng hoàn chỉnh được trình bày đẹp mắt, dễ phân tích và chuyên nghiệp.
Có thể bạn sẽ cần:
Bạn có thể nhanh chóng biến dữ liệu thô thành báo cáo trực quan sinh động, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định thông minh, nhanh chóng, kịp thời nhờ Power BI. Khám phá công cụ tuyệt vời này ngay với khóa học “PBIG01 - Tuyệt đỉnh Power BI - Thành thạo trực quan hóa và Phân tích dữ liệu” tại Gitiho. Nhấn vào Đăng ký và Học thử ngay nhé!