5 Mẹo hay về cách thiết kế Dashboard

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn 5 mẹo ưa thích nhất khi tôi thành lập các bảng báo cáo Excel hay Dashboard Excel.

Việc thiết kế dashboard bao gồm việc quyết định sử dụng hay nhấn mạnh dữ liệu nào tùy thuộc vào ngữ cảnh của bạn. Những quy tắc thiết kế dưới đây sẽ giúp bạn thể hiện được các dữ liệu cần thiết một cách rõ ràng và rành mạch nhất.

Quy tắc thứ 1: Sự tương phản

Từ sự tương phản, chúng ta có thể chọn được chỗ chúng ta muốn nhấn mạnh. Vì vậy, bạn sẽ cần một sự tương phản rõ ràng nhất có thể để làm nổi bật lên chỉ số hiệu quả công việc (KPI) trên Dashboard của bạn. Và khi bạn phải sử dụng một bảng biểu lớn hơn, bạn có thể khôn khéo bỏ một sự tương phản nho nhỏ trong những Dòng của bảng biểu của bạn như một hỗ trợ để người xem của bạn có thể liên kết các con số phía bên phải với những thể loại phía bên trái

Xem thêm: Cách sử dụng định dạng theo điều kiện bằng Icon trên Excel

Quy tắc thứ 2: Sự sắp xếp

Chính sự sắp xếp của bạn là điều quyết định yếu tố trong Dashboard của bạn có thực sự được liên kết hay không. Và trong trường hợp này, sự thay đổi trong năm vừa qua đã được đưa vào giữa bảng biểu nên mọi sự tăng trưởng sẽ được thể hiện qua bên phảisự giảm sút được thể hiện qua bên trái. Chính vì vậy người xem có thể tự kết luận rằng đường chính giữa là kết quả của năm trướcsự tăng giảm được thể hiện qua bên phải hay trái của biểu đồ. Và thêm nữa sự bố trí thêm màu sắc trên biểu đồ thể hiện sự tăng hay giảm đã giúp cho biểu đồ này dễ hiểu hơn và việc định lượng trở nên dễ dàng hơn.

Và đối với bảng biểu ở trên, những con số nên được sắp xếp thẳng hang trong cột của nó để người xem có thể nhận ra ngay được sự khác nhau giữa những con số. Và quy tắc chung là xếp thẳng hàng các con số về phía bên phải và các con chữ ở phía bên trái. Tuy nhiên các tiêu đề của bảng biểu có thể khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người.

Quy tắc thứ 3: Sự lặp lại

Khi bạn lặp đi lặp lại một việc gì đó, não của bạn sẽ được khuyến khích để nhận biết sự giống nhau và từ đó có thể tự hình thành kết luận. Ví dụ những từ viết tắt nên được thống nhất xuyên suốt bảng báo cáo và ngay cả việc sử dụng màu sắc hay những ký hiệu hình ảnh cũng nên được thống nhất xuyên suốt như nhau. Như trong trường hợp này, mũi tên màu xanh hướng lên là hiển thị sự tảng trưởng trong kết quả và mũi tên màu đỏ hướng xuống hiển thị cho sự giảm sút đã giúp cho bảng biểu trở nên gọn gàng và dễ hiểu hơn. Từ đó người xem có thể rút ra kết luận rằng kết quả kinh doanh có thực sự tốt hơn hay tệ hơn trước khi cần phải tìm hiểu kỹ càng các chi tiết trong bảo cáo.

Quy tắc thứ 4: Khoảng cách

Việc tạo khoảng cách trong bảng biểu và báo cáo giúp cho những điểm chính được thể hiện rõ hơn. Và một cách sử dụng khoảng cách hiệu quả là gộp và tách dữ liệu. Và trong trường hợp này, biểu đồ này, sự thay đổi theo phần trăm trong năm trước được thể hiện dưới dạng thanh ngang được gộp chung lại và khoảng trống đã chia 2 yếu tố trong bảng biểu ra. Trong trường hợp này là tách biệt giữa ngân sách và doanh thu, Qua ví dụ này, ta có thể thấy được việc sử dụng khoảng cách giúp cho người xem thấy biểu đồ này một cách dễ dàng hơn và làm giảm thiểu sự phức tạp của biểu đồ.

Quy tắc thứ 5: Sự cân bằng

Đặt những yếu tố lớn và yếu tố nhỏ theo 1 cách sắp xếp để làm trung hòa cả toàn biểu đồ. Và trong ví dụ này, Dashboard này đã được cân bằng bới một bảng biểu lớn ở trên với 2 biểu đồ trung bình ở giữa và các ranh giới của những biểu đồ trong Dashboard cũng đã được xếp thẳng hàng. Điều này đã giúp thống nhất các yếu tố khác nhau và củng cố sự liên kết giữa chúng.

Tham khảo: Cách tạo báo cáo Dashboard về phân tích năng suất lao động

Đánh giá bài viết này

KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông