Bài tập sử dụng yếu tố nhận biết trong biểu đồ

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như WordExcelPower Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là cách sử dụng yếu tố nhận biết trong văn bản.

Hãy nhớ lại giả sử mà chúng ta đã sử dụng ở bài viết trước, khi mà chúng ta muốn tìm hiểu cách áp dụng sự tương phản khi thiết kế biểu đồ. 

Đề bài: 

Hãy giả sử bạn đang dẫn dắt cho một đội IT (Information technology). Đội của bạn nhận được các nhận xét về các sai sót về kỹ thuật từ các nhân viên trong công ty. Trong năm vừa qua, một vài nhân viên đã xin nghỉ và bạn đã quyết định không thuê thêm nhân sự vào lúc đó.

Tuy nhiên bạn đã nghe loáng thoáng từ các nhân viên còn lại của bạn than vãn về việc phải làm thêm việc. Bạn đã được hỏi xem liệu có cần thêm nhân sự hay không trong năm tiếp theo và đang phân vân về vấn đề đó. Nhưng đầu tiên, bạn muốn biết năng suất của các nhân viên còn lại trong đội của bạn sau khi bị thiết hụt nhân sự.

Bạn đã phác thảo về xu hướng hàng tháng giữa các vấn đề kỹ thuật nhận được và các vấn đề được giải quyết. Kết luận bạn rút ra là năng suất của đội của bạn bị giảm sút do nhân sự không đáp ứng. Mong muốn của bạn bây giờ là sử dụng biểu đồ mà bạn phác thảo để làm tiền đề cho yêu cầu được tuyển thêm nhân sự.

Sau khi đã đơn giản hóa, biểu đồ của chúng ta tương tự như hình 1

Hình 1: Biểu đồ sau khi được đơn giản

Hình 1 Biểu đồ sau khi được đơn giản

Trong quá trình xác định những thông tin mà tôi muốn nhấn mạnh, một cách mà tôi hay dùng là đẩy mọi thứ vào background. Việc này đã giúp tôi đưa ra các quyết định cụ thể về nhấn mạnh hay làm nổi bật các dữ kiện nào. Hãy bắt đầu bằng cách này như hình 2

Hình 2: Bắt đầu bằng việc làm mờ biểu đồ

Hình 2: Bắt đầu bằng việc làm mờ mọi thứ

Bước tiếp theo là tôi muốn làm nổi bật các dữ liệu. Hình 3 thể hiện 2 hạng mục của dữ liệu: Received (vấn đề nhận được) và Process (vấn đề đã giải quyết) đậm hơn và lớn hơn các đường trục và các nhãn dán. Đây là một quyết định có chủ ý khi làm đậm hơn đường Processed so với đường Received để làm nhấn mạnh ý: số lượng vấn đề giải quyết ít hơn so với số lượng vấn đề nhận được.

Bước 3: Bước làm nổi bật dữ liệu chính

Hình 3: Bước làm nổi bật dữ liệu

Trong trường hợp này, chúng ta muốn thu hút sự chú ý của khách hàng về phía bên phải của biểu đồ, khi mà sự khác biệt giữa 2 hạng mục bắt đầu xuất hiện. Nếu không có bất cứ gợi ý hình ảnh nào, các khán giả của chúng ta sẽ thường bắt đầu ở góc trên bên trái và lướt qua biểu đồ theo hình chữ Z. Đương nhiên khán giả vẫn sẽ nhìn tới phần khác biệt ở phía bên phải nhưng chúng ta hãy nghĩ cách để khán giả có thể nhận biết sớm hơn bằng việc sử dụng các yếu tố nhận biết.

Việc thêm các điểm dữ liệu hoặc dán nhãn các con số cũng là một cách sử dụng các yếu tố nhận biết. Hãy cùng thử nghiệm với tôi, nếu chúng ta có đi sai hướng trước khi tìm ra câu trả lời chính xác. Chúng ta cùng xem qua biểu đồ trong hình 4 nhé.

Lưu ý khi sử dụng nhãn dán dữ liệu

Hình 4: Sự phức tạp khi sử dụng quá nhiều nhãn dán dữ liệu

Khi chúng ta sử dụng các nhãn dán cho mọi điểm dữ liệu, biểu đồ của chúng ta sẽ rất nhanh chóng trở nên một mớ hỗn độn. Nhưng hãy xem biểu đồ của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào nếu chúng ta sử dụng các điểm đánh dấu và nhãn dán dữ liệu một cách hợp lý, khi biết chọn lọc nên giữ hay nên bỏ đối với từng dữ liệu, như trong hình 5.

Kết quả khi sử dụng nhãn dán dữ liệu hiệu quả

Hình 5: Các nhãn dán dữ liệu khi được sử dụng có chọn lọc đã giúp thu hút sự chú ý.

Như hình 5, các nhãn dán đóng vai trò như một ngọn hải đăng, thu hút sự chú ý của khán giả về phía bên phải của biểu đồ một cách nhanh chóng hơn.

Chúng còn cung cấp cho khán giả của chúng ta khả năng xác định sự khác nhau về số lượng của 2 hạng mục bằng cách tính nhẩm trong đầu các con số qua đó biết được sự trì trệ trong việc giải quyết vấn đề. (nếu như chúng ta biết được khán giả sẽ muốn so sánh, chúng ta nên cân nhắc việc thể hiện trực tiếp cho họ).

Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách áp dụng thực tiễn cho các yếu tố nhận biết trong biểu đồ. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé. 

Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông