Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Nội dung được viết bởi Lực td

Bài viết này, Gitiho sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về hai dạng cột là Index Columns và Conditional Column sử dụng trên PowerBI. Tính năng của hai cột này khác hẳn nhau và cách sử dụng chúng cũng sẽ tùy vào mục đích sử dụng với data của bạn, vì vậy hãy chú ý theo dõi bài viết này của Gitiho.com, để cùng tìm hiểu chi tiết cách sử dụng và ứng dụng chúng nhé 

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo bảng trong Power BI

Cách thêm Index Columns

Index Columns chứa một list giá trị để xác định vị trí trong cột hoặc trong bảng (điển hình thường bắt đầu từ 0 hoặc 1). Cột này cũng thường được dùng để tạo ra các IDs để có thể xác định quan hệ giữa các bảng để góp phần tạo thêm các Data Model 

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Cách thêm Conditional Columns

Để đơn giản hóa thì chức năng Conditional Columns này tương ứng với việc chúng ta tạo thêm một cột bằng hàm IF trong Excel. Conditional Columns cho phép tạo ra một trường mới dựa trên một nguyên tắc hoặc điều kiện nào đó (Giả định Nếu/Thì)

Ví dụ như hình ảnh dưới đây Gitiho.com đang sử dụng giả định IF "Order Quantity" mà bằng (Equal) 1 thì kết quả (Then) trả về sẽ là Single Item. Còn (Else If) Order Quantity lớn hơn 1 (If greater than) sẽ là Multiply Items.

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Thực hành Index Columns trên PowerBI

Chúng ta hãy cùng load data vào PowerBI để thực hành Index Columns

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Để bắt đầu, chúng ta nhấn vào tab Add Column rồi chọn Index Columns với các tùy chọn bắt đầu từ số 0 hoặc từ số 1 hoặc một số bất kỳ tùy vào yêu cầu của người sử dụng 

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Trong ví dụ này, Gitiho.com sẽ sử dụng Index Columns bắt đầu từ hàng số 1 thì ngay lập tức một cột Index sẽ xuất hiện và bắt đầu đếm từ 1 đến hết trường dữ liệu. Cùng với đó ở phần Applied Step cũng đã được thêm một trường có tên "Added Index". Với cột Index chúng ta nên để dưới dạng Whole Number, tức số nguyên. Nếu để dưới dạng số thập phân (Decimal Number) thì chúng ta rất khó để tạo các Relationship sau này.

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Thường khi chúng ta tạo Index Column thì cột Index sẽ nằm ở tận cuối của bảng dữ liệu PowerBI. Để di chuyển cột Index lên đầu, ta nhấn vào mũi tên thả xuống rồi di chuột xuống phần Move rồi chọn To Beginning để đặt lên đầu bảng tính. Còn nếu như bạn muốn trả về như ban đầu thì nhấn vào To End. Ngoài ra muốn di chuyển ra giữa thì bạn nên di chuyển bằng chuột thay vì nhấn Left - Right.

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Thông thường, khi một trường dữ liệu không có đặc trưng cụ thể thì chúng ta nên tạo Index Column nhằm tạo nên lợi thế để xây dựng Data Model từ đó. Còn nếu như dữ liệu của bạn đã có đặc trưng sẵn (là những dữ liệu không bị trùng lặp) hoặc không có tính đặc trưng thì chúng ta không nên tạo quá nhiều Index Columns.

Ngoài việc chọn bắt đầu Index Columns từ 1 thì chúng ta có thể tùy chỉnh con số để bắt đầu Index hay bước nhảy bao nhiêu đơn vị 

Xem thêm: Hướng dẫn thêm Index và Conditional Column trong Power BI

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Thực hành Conditional Column trên PowerBI

Đặt nhiều điều kiện cho Conditonal Column

Chúng ta sẽ lập Conditional Column dựa trên cột OrderQuantity (Số lượng Order). Như trên ảnh minh họa, sẽ có 3 mức là 1 (Bán kém), 2 (Bán khá) và 3 (Bán tốt). Dựa vào 3 con số này chúng ta sẽ xem cách sử dụng của Conditional Column

Muốn truy cập vào Conditional Column, chúng ta vào tab Add Columns rồi chọn Conditional Column ngay bên dưới

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI
 

Một số cài đặt ùy chỉnh cho Conditional Column

Ở trong hộp thoại Add Conditonal Column, chúng ta sẽ có những cài đặt và tùy chỉnh 

- New Column Name: Đặt tên cho cột

- Column Name: Chọn trường sẽ lấy làm điều kiện so sánh (Như ví dụ này chúng ta chọn Order Quantity)

- Operator: Lựa chọn hành động cho trường, Bao gồm

+ Equal: Bằng

+ Does not equal: Không bằng

+ Is greater than: Lớn hơn

+ Is greater than or equal to: Lớn hơn hoặc bằng 

+ Is less than: Nhỏ hơn

+ Is less than or equal to: Nhỏ hơn hoặc bằng

- Value: Giá trị 

- Output: Xuất kết quả

Như ví dụ này, Gitiho.com sẽ ví số 1 cùng với Output là "Không tốt" để đánh giá mặt hàng đó có bán được hay không

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Ngoài ra, để có được đúng 3 điều kiện thì chúng ta hãy thêm các mệnh đề phụ bằng nút Add Clause. Mục Else chúng ta có thể ghi "Tốt" vì 2 giá trị phía trên đã được điền sẵn

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Như ở đây chúng ta đã có thêm một cột được xếp dưới cùng có tên "Trạng thái bán" dựa trên điều kiện OrderQuantity để đưa ra kết quả. Bởi vậy mà có thể nói Conditional Column khá tương đồng với hàm IF trong Excel khi cùng có chức năng tạo cột mới dựa trên điều kiện có sẵn

Cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI

Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt PowerBI Desktop cho người mới bắt đầu

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ cách thêm Index và Conditional Column khi xử lý dữ liệu với PowerBI của Gitiho. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn.

Gitiho cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!

 

Bạn có thể nhanh chóng biến dữ liệu thô thành báo cáo trực quan sinh động, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định thông minh, nhanh chóng, kịp thời nhờ Power BI. Khám phá công cụ tuyệt vời này ngay với khóa học “PBIG01 - Tuyệt đỉnh Power BI - Thành thạo trực quan hóa và Phân tích dữ liệu” tại Gitiho. Nhấn vào Đăng ký Học thử ngay nhé!

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông