Bạn thành thạo Microsoft Office như Word, Excel, Power Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là cách cải thiện tính chất tiếp cận của Trực quan hóa dữ liệu của bạn.
“Nếu
như mà việc hiểu nó đã khó, tốt nhất đừng làm”. Đây là một phát hiện từ một
nghiên cứu của Song và Schwarz tại đại học của Michigan vào năm 2008. Đầu tiên họ đưa
cho 2 nhóm sinh viên các hướng dẫn về một chế độ tập thể dục. Nhóm sinh viên đầu
tiên đưa được cho bản hướng dẫn được viết bằng font dễ đọc Arial; nhóm còn lại thì
với bản hướng dẫn được viết bằng font chữ ngoằn ngòeo gọi là Brushstroke. Họ đã
được đặt câu hỏi về chế độ này: chế độ này sẽ được thực hiện bao lâu và liệu họ
có muốn thử hay không.
Phát hiện từ cuộc nghiên cứu là:
font nhìn càng rối thì các sinh viên sẽ càng thấy khó hiểu và khả năng mà các
sinh viên thực hiện chế độ này sẽ càng giảm. Nghiên cứu thứ 2 sử dụng công thức
làm món sushi cũng có các phát hiện tương tự.
Ý nghĩa của phát hiện này trong
việc trực quan hóa dữ liệu: một biểu đồ nào đó nhìn càng phức tạp thì các khản
giả của bạn sẽ càng mất thời gian hơn trong việc phân tích nó và ít có khả năng
họ sẽ dành thời gian ra phân tích.
Như chúng ta đã tìm hiểu ở bài viết trước,
tính tương tác của việc trực quan hóa cũng có thể áp dụng ở đây. Đây là một vài
tip trong việc tránh làm biểu đồ của bạn trở nên quá phức tạp:
Đây không phải là việc đơn giản hóa vấn đề mà là không làm mọi việc phức tạp hơn cần thiết.
Tôi từng tham gia một bài thuyết trình của một tiến sĩ nổi tiếng. Vị tiến
sĩ này đương nhiên rất thông minh. Khi ông sử dụng từ năm âm tiết đầu tiên, tôi
đã cảm thấy ấn tượng với vốn từ vựng của ông. Tuy nhiên với văn phong sử dụng toàn các từ chuyên môn của ông, tôi dần trở nên mất kiên nhẫn. Các giải thích của
ông phức tạp một cách không cần thiết. Các từ ông dùng thường vô cùng dài dòng.
Việc ngồi nghe ông nói rất mệt mỏi. Và khi cảm giác khó chịu của tôi mỗi lúc một
tăng, việc theo dõi bài thuyết trình cũng trở nên khó hơn.
Ngoài
việc gây cảm giác khó chịu cho người nghe bằng việc tỏ ra thông minh, chúng ta
còn có nguy cơ khiến người nghe cảm thấy bản thân dốt nát. Dù vì lý do gì, đây
sẽ là một trải nghiệm không tốt cho khán giả. Hãy tránh việc này đi. Nếu như bạn
cảm thấy khó khăn trong việc xác định liệu bạn có đang làm phức tạp hóa vấn đề,
hãy tìm đến sự trợ giúp của một người đồng nghiệp hay người thân.
Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách cải thiện tính chất tiếp cận. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.
Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.
Khóa học liên quan