Hướng dẫn cải thiện tính chất tiếp cận khi Trực quan hóa dữ liệu (Phần 3: Sử dụng văn bản)

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như WordExcelPower Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là cách cải thiện tính chất tiếp cận của Trực quan hóa dữ liệu của bạn sử dụng văn bản.

Văn bản là trợ thủ cho bạn

Cách sử dụng văn bản có chọn lọc bảo đảm việc trực quan hóa của bạn có tính tiếp cận. Các văn bản đóng nhiều vai trò trong việc thể hiện dữ liệu: sử dụng nhãn dán, giới thiệu, giải thích, củng cố, làm nổi bật, gợi ý và kể một câu chuyện.

Có một vài dạng văn bản nhất thiết phải có mặt. Hãy giả sử rằng tất cả các biểu đồ phải cần có tiêu đề và bất kỳ trục trong biểu đồ đó cũng phải cần có nhãn dán (các ngoại lệ cho qui tắc này là vô cùng hiếm). Sự vắng mặt của tiêu đề - mặc dù ngữ cảnh mà bạn đang nói đến có dễ hiểu đến mấy – cũng đều khiến khán giả của bạn sẽ dừng lại và đặt câu hỏi về vấn đề mà biểu đồ đang nói đến. Thay vào đó, hãy đặt nhãn dán một cách rõ ràng để họ có thể nhận biết ngay vấn đề mà các dữ liệu đang nói đến, thay vì việc phải dành thời gian để tìm ra cách để phân tích biểu đồ.

Đừng bao giờ cho rằng 2 người khác nhau cùng phân tích một biểu đồ sẽ đưa ra chung một kết luận. Nếu mà bạn muốn khán giả của bạn biết về một phát hiện nào đó từ biểu đồ, hãy diễn tả nó ra văn bản. Sử dụng các yếu tố nhận biết để làm nổi bật các từ khóa quan trọng.

Sử dụng các tiêu đề có tính chất mời gọi trên slide thuyết trình

Mục tiêu đề ở phía trên slide hay trang giấy của bạn là vô cùng quí giá: hãy sử dụng nó một cách thông minh! Đây là thông tin đầu tiên mà người xem của bạn thấy trên màn hình hay tài liệu nhưng nó lại thường được dùng cho những mô tả dư thừa (ví dụ: Ngân sách của năm 2015). Thay vào đó hãy sử dụng một tiêu đề có tính chất mời gọi. Nếu bạn có một gợi ý hoặc một việc gì đó muốn khán giả biết hay thực hiện, hãy đặt nó ở đây (ví dụ: dự đoán năm 2015 sẽ vượt ngân sách). Điều này đảm bảo rằng các khán giả của bạn sẽ không bỏ qua nó cũng như báo trước cho họ về những dữ liệu để dẫn chứng cho tiêu đề đó.

Khi nói đến việc sử dụng văn bản trong việc trực quan hóa dữ liệu, việc chú thích một dữ liệu quan trọng cũng như các điểm đặc biệt trực tiếp trên biểu đồ lại hiệu quả hơn. Các chú thích đó có thể được sử dụng để giải thích các ẩn ý của dữ liệu, làm nổi bật những yếu tố cần phải chú ý hoặc miêu tả các yếu tố bên ngoài có liên quan. Một trong những ví dụ ưu thích về cách dùng chú thích của tôi là biểu đồ trong hình 1 của David McCandlees, “Những thời điểm chia tay nhiều nhất dựa trên các cập nhật trạng thái trên Facebook”.

Biểu đồ thể hiện về những cuộc chia tay

Hình 1: Các từ được dùng rất là thông minh.

Khi mà chúng ta đọc các chú thích từ trái sang phải trong hình 1, chúng ta sẽ thấy có sự gia tăng nho nhỏ vào ngày Valentine, sau đó là đỉnh điểm vào kì nghỉ xuân (được phụ đề một cách hài hước: “dọn nhà mùa xuân?”). Sau đó số lượng chia tay lại tăng vào ngày Cá tháng Tư. Và xu hướng chia tay vào các ngày thứ hai cũng được làm nổi bật. Tiếp đến là sự dao động trong việc chia tay vào kì nghỉ hè. Sau đó chúng ta lại thấy có một sự gia tăng lớn khi gần đến các ngày lễ Giáng sinh do nếu như chia tay trong kì nghỉ này sẽ bị cho là quá ác độc.

Hãy lưu ý cách dùng từ của tác giả dù không nhiều nhưng đã làm cho dữ liệu này dễ hiểu hơn nếu không có các từ đó.

Như một lưu ý phụ, trong biểu đồ của hình 1, các hướng dẫn mà tôi đã nói cho bạn về luôn phải đặt tựa đề cho các trục đã không được thực hiện. Trong trường hợp này là do thiết kế của biểu đồ. Do trọng tâm là sự dao động trong xu hướng của các cuộc chia tay thay vì các số liệu cụ thể. Bằng việc không chú thích trục hoành (với tiêu đề hay nhãn dán), bạn sẽ không nghĩ đến việc phải sử dụng các số liệu hay thắc mắc về các câu hỏi như:

  • “Dữ liệu này đang nói về vấn đề gì?”
  • “Làm sao để tính được các số liệu đó?” 
  • “Liệu cái này có đúng không?”.

Đây là một thiết kế có đầu tư suy nghĩ nhưng lại không thật sự phù hợp với hầu hết các ngữ cảnh nhưng, với trường hợp đặc biệt này, biểu đồ này đã hoàn thành tốt.

Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách cải thiện tính chất tiếp cận bằng cách sử dụng văn bản. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.

Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông