Hướng dẫn sử dụng tính chất tiếp cận khi Trực quan hóa dữ liệu (Phần 1: Khái niệm)

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như WordExcelPower Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là khả năng tiếp cận khi Trực quan hóa dữ liệu.

Khả năng tiếp cận

Khái niệm của tính truy cập nói rằng biểu đồ của bạn vẫn có thể hiểu được bởi bất kể bởi dạng khách hàng nào. Ban đầu, sự lưu ý này được dành cho những người bị khuyết tật, tuy nhiên theo thời gian khái niệm này trở nên phổ biển hơn, theo cách mà tôi sẽ hướng dẫn cho bạn ở đây. Trong ngữ cảnh của việc trực quan hóa dữ liệu, tôi thường dùng khái niệm này để miêu tả các thiết kế có thể sử dụng cho nhiều dạng khán giả với các chuyên môn khác nhau. Bạn có thể là một kỹ sư nhưng biểu đồ của bạn không nhất thiết phải cần một bằng cử nhân về kỹ sư để hiểu nó. Với tư cách của một nhà thiết kế, việc biểu đồ của bạn có khả năng tiếp cận hay không là trách nhiệm của bạn.

Một thiết kế tệ: Trách nhiệm là của ai?

Một trực quan hóa dữ liệu tốt, tương tự như một thiết kế sản phẩm tốt, nên cần phải dễ hiểu và dễ phân tích. Khi một ai đó cảm thấy không thể phân tích một biểu đồ, họ thường đổ lỗi cho sự yếu kém của bản thân. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc này xảy ra không phải là do khán giả mà là do sự yếu kém của người thiết kế. Một thiết kế tốt cần rất nhiều công sức cũng như thời giản để tạo nên. Trên tất cả, một thiết kế tốt phải đáp ứng nhu cầu của người dùng. Đây là một nhắc nhở cho bạn, luôn phải đặt bản thân vào vị thế của người dùng – khách hàng của bạn – khi thiết kế biểu đồ cho họ.

Để có thể hiểu rõ hơn về tính truy cập trong thiết kế, bạn có thể xem qua bản đồ đường ống ngấm của London nhé. Harry Beck đã tạo ra một thiết kế vô cùng đơn giản như lại rất hữu hiệu vào năm 1933, khi nhận ra rằng các yếu tố trên mặt đất là không quan trọng từ đó loại bỏ các hạn chế mà nó đem đến khi tạo ra thiết kế định hướng cho hệ thống ngầm của London.  So với các bản đồ trước đây, bản đồ mang tính truy cập của Beck đã mang một cái nhìn dễ dàng để theo dõi, từ đó trở thành một hướng dẫn vô cùng cần thiết để di chuyển ở London. Bản đồ này cũng trở thành một biểu mẫu cho các bản đồ phương tiện trên toàn thế giới. Cũng là bản đồ đó nhưng với vài thay đổi nho nhỏ, vẫn được dùng để định hướng đường đi ở London ngày nay.

Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về 2 cách chiến lược để sử dụng tính chất này trong việc trực quan hóa dữ liệu:

  1. Đừng phức tạp hóa
  2. Các văn bản là trợ thủ cho bạn.

Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là khả năng tiếp cận. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.

Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông