Hướng dẫn sử dụng tính tương tác khi Trực quan hóa dữ liệu (Phần 3: Khái niệm về sự xao nhãng)

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như WordExcelPower Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là cách xác định sự xao nhãng trong việc thiết kế biểu đồ.

Loại bỏ sự xao nhãng

Khi chúng ta làm nổi bật một yếu tố quan trọng nào đó, chúng ta cũng cần phải loại bỏ sự xao nhãng. Trong cuốn sách Airman’s Odyssey, tác giả Antoine de Saint‐Exupery nổi tiếng đã từng nói: “Bạn biết bạn đã được sự hoàn hảo không phải khi bạn biết bạn không thể thêm bất cứ cái gì mà là bạn không thể loại bỏ bất kỳ yếu tố nào” (Saint‐Exupery, 1943).

Khi nói về sự hoàn hảo trong thiết kế của việc thể hiện dữ liệu, quyết định loại bỏ dữ liệu hoặc loại bỏ sự nhấn mạnh có khi còn quan trọng hơn việc thêm dữ liệu hay làm nổi bật dữ liệu nào đó.

Để xác định được những thứ xao nhãng, bạn hãy lưu ý về ngữ cảnh chung cũng như sự phức tạp khi quá chi tiết. Chúng ta đã tìm hiểu về sự phức tạp ở bài viết trước: đây là những yếu tố chiếm chỗ nhưng không bổ sung thêm bất kỳ thông tin nào.

Ngữ cảnh chỉ nên là một cái hiện hữu cho khán giả để họ có thể hiểu bạn đang muốn truyền đạt quan điểm gì. Khi nói về ngữ cảnh, hãy chỉ nên giải thích vừa đủ, đừng quá ít cũng đừng quá nhiều. Hãy cân nhắc một cách bao quát thông tin nào là cần thiết và thông tin nào là dư thừa. Hãy xác định những cái không cần thiết hoặc không liên quan. Và tự hỏi bản thân rằng liệu có thông tin nào gây xao nhãng quan điểm chính của bạn hay không. Tất cả các yếu tố trên là những thứ cần phải được loại bỏ.

Đây là một số gợi ý nhất định để giúp bạn xác định các yếu tố có thể gây xao nhãng:

  • Không phải dữ liệu nào cũng quan trọng như nhau. Hãy sử dụng các khoảng trống cũng như sự chú ý của khán giả của bạn một cách có suy nghĩ bằng việc loại bỏ các thông tin không quan trọng
  • Khi mà không cần phải quá chi tiết, hãy tóm tắt lại. Bạn đương nhiên sẽ quen thuộc với các chi tiết trong bài thuyết trình nhưng việc này không đồng nghĩa với việc khán giả của bạn cũng phải như vậy. Hãy cân nhắc xem liệu có nên tóm tắt lại các chi tiết đó không.
  • Hãy hỏi bản thân bạn: liệu loại bỏ yếu tố này có ảnh hưởng đến quan điểm của bài thuyết trình hay không? Nếu câu trả lời là không, hãy loại bỏ nó ra! Hãy loại bỏ suy nghĩ muốn giữ tất cả mọi thứ chỉ vì bạn đã bỏ công sức để tạo ra nó hay vì nó nhìn đẹp đẽ. Nếu mà yếu tố đó không bổ sung cho quan điểm của bạn, chúng không nên ở trong bài thuyết trình.
  • Hãy đẩy những yếu tố bổ sung nhưng không tác động lớn đến toàn bộ ngữ cảnh vào trong background. Hãy sử dụng kiến thức về các yếu tố nhận biết để bỏ nhấn mạnh các yếu tố bổ sung đó. Màu xám rất hiệu quả cho việc này.

Bất cứ yếu tố mà bạn loại bỏ hay bỏ nhấn mạnh đi đều sẽ làm các dữ liệu còn lại nổi bật hơn. Trong trường hợp bạn đang phân vân liệu bạn có thật sự cần yếu tố mà bạn đang muốn loại bỏ hay không, hãy suy nghĩ liệu việc sử dụng yếu tố đó có thật sự bổ trợ cho quan điểm của bạn không. 

Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách xác định sự xao nhãng trong việc thiết kế biểu đồ. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.

Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông