Bạn thành thạo Microsoft Office như Word, Excel, Power Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là yếu tố nhận biết màu sắc và lý do cần phải sử dụng màu sắc có chọn lọc.
Khi sử dụng có mục đích, màu sắc là
một trong những cách thu hút sự chú ý của người xem tốt nhất. Đừng sử dụng màu
sắc chỉ vì muốn biểu đồ của mình trông đẹp đẽ. Thay vào đó hãy sử dụng chúng
như một chiến lược để làm nổi bật những ý chính trong biểu đồ của bạn. Việc sử
dụng màu sắc phải luôn là một quyết định có mục đích. Đừng để các công cụ đưa
ra những quyết định quan trọng thay bạn!
Các biểu đồ của tôi thường được thể hiện bằng các sắc thái của màu xám và các màu sáng sẽ thu hút sự chú ý vào những nơi tôi muốn. Màu định dạng của tôi là màu xám, thay vì màu đen, do màu xám tạo nên sự tương phản rõ rệt hơn màu đen. Với những màu thu hút sự chú ý, tôi thường sử dụng màu xanh dương vì một số lý do:
Tuy nhiên, bạn không cần phải dùng
màu xanh dương nếu không thích.
Khi nói đến việc sử dụng màu sắc, có một số yếu tố mà bạn cần phải lưu ý:
Suy nghĩ về việc có sử dụng màu
thương hiệu hay không.
Hãy tìm hiểu về từng yếu tố trên.
Việc nhìn thấy một con đại bàng giữa
một bầy chim sẻ là một việc dễ dàng; nhưng khi các loài chim tăng lên thì con đại
bàng kia sẽ khó thấy hơn. Nhớ về ví dụ của Colin Ware mà chúng ta đã nói về sự
phức tạp trong bài viết trước chứ? Nguyên tắc đó cũng được áp dụng ở đây. Chúng
ta phải sử dụng màu sắc có chọn lọc để chúng có ý nghĩa. Việc có quá nhiều màu
thì sẽ không có màu nào nổi bật hơn. Phải có một sự tương phản rõ rệt để một
màu nào đó thu hút sự chú ý của khán giả.
Khi mà chúng ta sử dụng quá nhiều màu cùng lúc, ngoài việc biến biểu đồ thành một cầu vồng, chúng ta còn mất cả giá trị nhận biết. Ví dụ, tôi đã từng thấy một bảng biểu thể hiện thứ tự thị phần của một số loại dược phẩm đối với các nước khác nhau, tương tự như biểu đồ phía bên trái trong hình 1. Mỗi thứ tự (1, 2, 3 và cứ như vậy) được thể hiện bằng màu sắc tương tự như màu sắc cầu vồng:
Các ô trong bảng biểu được thể hiện màu các màu cầu vồng tương ứng với thứ tự con số của nó. Cô bé Rainbow Brite có thể thích điều này nhưng tôi thì không (để biết về cô bé này hãy google nhé).
Ý nghĩa của các yếu tố nhận biết không còn nữa: tất cả mọi thứ đều khác biệt nghĩa là không có bất cứ thứ gì nổi bật. Chúng ta lại lặp lại ví dụ về đếm số 3 – tuy nhiên tệ hơn bởi sự đa dạng về màu sắc sẽ làm rối mắt hơn chứ không giúp ích được gì. Một cách làm tốt hơn là sử dụng các sắc thái khác nhau của cùng một màu sắc (một heatmap).
Hãy xem qua hình 1. Bạn sẽ chú tâm
vào yếu tố nào trong bảng biểu phía bên trái? Thị giác của tôi thì lại loạn cả
lên, cố gắng biết được nên phải chú ý vào yếu tố nào. Tôi thường tập trung vào
màu đỏ, màu xanh đậm rồi màu tím đậm do sắc thái của chúng đậm hơn. Tuy nhiên,
khi nói đến việc các màu đó thể hiện cho vấn đề nào, chúng chưa chắc là trọng
tâm mà chúng ta muốn đề cập.
Trong bảng biểu phía bên phải, các sắc thái của cùng một màu được sử dụng để phân biệt. Nhưng bạn phải lưu ý rằng thị giác của chúng ta lại không phù hợp với việc xác định sắc thái màu sắc, nhưng có một lợi thế ở đây là các sắc thái này mang một số nhận định về giá trị hay định lượng (màu với sắc thái đậm hơn thể hiện thứ hạng cao hơn và ngược lại – một việc mà bạn sẽ không thể làm với các màu sắc cầu vồng như bảng biểu đầu tiên). Việc này lại phù hợp với vấn đề của chúng ta, khi mà các con số nhỏ (những người nắm giữ thị phần) được thể hiện với sắc thái đậm hơn. Thị giác của chúng ta sẽ tập trung vào màu xanh đậm trước – những người nắm giữ thị phần. Đây là một cách sử dụng màu sắc có ý nghĩa hơn.
Đây là một cách thử đơn giản để xác
định được liệu bạn đã sử dụng các yếu tố nhận biết một cách hiệu quả hay chưa.
Hãy tạo nên biểu đồ của bạn, sau đó nhắm mắt hoặc nhìn vào chỗ khác một lúc rồi
hãy nhìn lại biểu đồ của bạn, ghi chú lại về những chỗ mà bạn đã chú ý đầu
tiên. Liệu những chỗ mà bạn chú ý đến là những trọng tâm mà bạn muốn thể hiện?
Hay tối hơn, hãy tìm đến sự trợ giúp của đồng nghiệp hay người thân – hãy nhờ họ
nói cho bạn về quá trình họ phân tích biểu đồ: họ chú ý đến điểm nào đầu tiên,
điểm thứ 2 là ở đâu và cứ như vậy. Đây là một cách hay để nắm bắt được góc nhìn
của khách hàng và xác định được liệu biểu đồ của bạn đã thu hút sự chú ý cũng
như thể hiện thông tin theo một một trật tự mà bạn mong muốn.
Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là lý do bạn cần phải sử dụng màu sắc có chọn lọc. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.
Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.