Hướng dẫn về 3 dạng yếu tố nhận biết trong Trực quan hóa dữ liệu (Phần 4: Thấu đáo trong việc sử dụng màu sắc)

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như WordExcelPower Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là lý do bạn cần phải thấu đáo trong việc sử dụng màu sắc.

Thấu đáo về những gì mà màu sắc thể hiện

Màu sắc khơi dậy cảm xúc. Cân nhắc về giọng điệu mà bạn muốn sử dụng trong toàn bộ phần thuyết trình của bạn hoặc trong ngữ cảnh mà bạn đang nói và sử dụng một màu nào đó (hoặc nhiều màu) để giúp củng cố cảm xúc mà bạn muốn khơi dậy từ khán giả.

  • Liệu đây là một chủ đề nghiêm trọng hay bình thường?
  • Liệu bạn đang muốn đưa ra một lập luận mạnh mẽ nào đó và muốn sử dụng màu sắc để làm rõ quan điểm của bạn?
  • Hay bạn đang sử dụng một cách tiếp cận phù hợp với ngữ cảnh với một tone màu nhẹ nhàng hơn?

Hãy tìm hiểu thêm về một vài ví dụ cụ thể trong cách sử dụng màu sắc và tone màu nhé. Tôi đã nhận được nhận xét từ một khách hàng của tôi, nói rằng các màu sắc của tôi thể hiện “khá dịu dàng” (thân thiện). Tôi đã sử dụng các màu sắc trong bảng màu ưu thích của tôi: thể hiện biểu đồ với các sắc thái của màu xám cùng với màu xanh dương để thu hút sự chú ý. Biểu đồ của tôi đang thể hiện các kết quả từ một phân tích thống kê, do đó tôi muốn màu sắc thể hiện một thái độ chuyên nghiệp. Sau đó, tôi đã thiết kế lại biểu đồ và sử dụng màu đen cùng font đậm để thu hút sự chú ý. Tôi cũng đã thay đổi một số tiêu đề thành font chữ in hoa và thay đổi font chữ xuyên suốt bài báo cáo.

Kết quả là biểu đồ, dù các thông tin dữ liệu vẫn giữ nguyên, đã có một diện mạo khác cũng như mang một thái độ khác bởi vì các thay đổi nho nhỏ này.

Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng, ngoài các quyết định về thiết kế, ai là đối tượng khách hàng của bạn cũng là một việc cần phải lưu ý. Cùng với đó là thái độ, nhu cầu cũng như giọng điệu mà họ muốn bạn sử dụng cũng là các yếu tố bạn cần phải quan tâm khi thiết kế phần thuyết trình của mình.

Ý nghĩa văn hóa của màu sắc

Khi chọn màu sắc với đối tượng khách hàng quốc tế, việc cân nhắc ý nghĩa văn hóa của một màu nào đó cũng là một vấn đề mà bạn cần phải chú ý. David McCandless đã tạo ra một tóm tắt bằng hỉnh ảnh thể hiện màu sắc cùng ý nghĩa của chúng với từng văn hóa khác nhau mà bạn có thể tìm thấy trong cuốn sách của anh ấy The Visual Miscellaneum: A Colorful Guide to the World’s Most Consequential Trivia (2012) hoặc qua trang web của David: “informationisbeautiful.net/visualizations/colours‐in‐cultures”.

Một ví dụ khác về việc sử dụng màu sắc cũng như tone màu của chúng, tôi nhớ lại về một bài viết trong cuốn tạp chí về một trang hẹn hò bao gồm một biểu đồ cùng với các dữ liệu liên quan trong đó. Biểu đồ phần lớn sử dụng màu hồng và màu xanh da trời. Liệu bạn sẽ sử dụng các màu này cho bản báo cáo kinh doanh thường niên của bạn không? Tôi nghi ngờ việc đó. Nhưng với ngữ cảnh của bài viết đó sử dụng cùng với bản chất và giọng điệu sống động của nó, màu sắc rặc rỡ đó lại vô cùng thích hợp!

Có nên sử dụng màu sắc thương hiệu hay không?

Một số công ty đã rất nỗ lực để tạo ra thương hiệu cho họ và gắn liền nó với một màu nào đó. Có một số màu thương hiệu mà bạn được yêu cầu phải sử dụng hoặc ít nhất tận dụng ý nghĩa của nó. Cách để dẫn đến sự thành công trong trường hợp này là xác định một hay 2 màu sắc thương hiệu phù hợp như là một gợi ý hình ảnh để thu hút sự chú ý và sử dụng font màu xám hoặc đen cho toàn bộ phần thuyết trình của bạn.

Trong một số trường hợp, bạn lại cần loại bỏ việc sử dụng các màu sắc thương hiệu. Ví dụ về một lần tôi làm việc cho một công ty mà màu sắc thương hiệu của họ lại là màu xanh lá nhạt. Ban đầu tôi muốn tận dụng màu này như là một yếu tố nhận biết, tuy nhiên màu xanh này lại không thật sự thu hút sự chú ý trong các biểu đồ của tôi. Các dữ liệu không có một sự tương phản rõ ràng và toàn biểu đồ mang một cảm giác nhợt nhạt.

Khi bạn gặp vấn đề này, bạn có thể sử dụng màu đen để thu hút sự chú ý khi các dữ liệu còn lại được thể hiện bằng màu xám, hoặc sử dụng một màu hoàn toàn khác biệt – chỉ cần phải lưu ý là nó không “đánh nhau” vời màu sắc của thương hiệu đó nếu được đưa vào trong một slide (ví dụ các logo của công ty sẽ phải được thể hiện trong toàn bộ phần thuyết trình của bạn). Trong trường hợp cụ thể này, khách hàng của tôi thì lại khá ưng ý khi tôi sử dụng màu hoàn toàn khác biệt. Ví dụ về cách này được thể hiện trong hình 1

Hướng dẫn về 3 dạng yếu tố nhận biết trong Trực quan hóa dữ liệu (Phần 4: Thấu đáo trong việc sử dụng màu sắc)

Hình 1: Cách lựa chọn màu sắc với màu sắc thương hiệu

Nói tóm lại:

Hãy thấu đáo trong việc lựa chọn màu sắc của bạn!

Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là lý do cần phải thấu đáo trong việc sử dụng màu sắc. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.

Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông