Hướng dẫn về cách kể chuyện với việc Trực quan hóa dữ liệu của bạn (Phần 1: Cách kể chuyện trong vở kịch)

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như WordExcelPower Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là cách để kể chuyện với Trực quan hóa dữ liệu của bạn.

Điều kỳ diệu của câu truyện

Khi bạn xem một vở kịch hay, một thước phim cuốn hút hay đọc một cuốn sách lôi cuốn, bạn đang cảm nhận được điều kỳ diệu của câu truyện. Một câu truyện hay sẽ thu hút sự chú ý của bạn, dẫn bạn vào một chuyến đi cũng như gợi lên các cảm xúc của bạn. Khi đang đọc giữa chừng, bạn sẽ không muốn rời mắt đi hay đặt cuốn sách xuống. Sau khi đã đọc xong, cho dù một ngày, một tuần hay một tháng – bạn cũng có thể dễ dàng kể lại câu truyện đó cho một người khác nghe.

Đó chẳng phải là một điều tuyệt vời nếu chúng ta cũng có thể mang lại cho các khản giả của chúng ta những năng lượng cũng như cảm xúc đó sao? Câu truyện chính là thước đo thời gian, con người chúng ta luôn gắn liền với các câu truyện trong lịch sử. Chúng ta cũng có thể sử dụng công cụ mạnh mẽ này vào bối cảnh kinh doanh của chúng ta. Hãy nhìn vào các hình thức nghệ thuật của các vở kịch, bộ phim và các cuốn sách để chúng ta có thể học từ các bậc thầy kể chuyện các cách để cải thiện khả năng kể chuyện qua dữ liệu của bạn.

Cách kể chuyện trong các vở kịch

Khái niệm cấu trúc kể chuyện được mô tả lần đầu tiên vào thời cổ đại bởi các nhà triết học Hy Lạp như Aristotle và Plato. Aristotle đã đưa ra một ý tưởng cơ bản nhưng sâu sắc: một câu truyện cần phải có mở đầu, phần diễn biến và kết thúc câu truyện. Ông đã đề xuất một cấu trúc ba phần cho các vở kịch. Khái niệm này đã được mài dũa theo thời gian thường được gọi là bối cảnh, xung đột và giải quyết.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngắn gọn về từng phần này và những yếu tố trong đó, từ đó xem xét về những điều chúng ta có thể học được từ phương pháp này.

Phần đầu tiên dựng lên bối cảnh của câu truyện, giới thiệu nhân vật chính hoặc vai chính trong vở vịch, các mối quan hệ của họ, cũng như thời đại mà họ đang sống. Sau phần bối cảnh, nhân vật chính thường sẽ gặp một vấn đề nào đó. Các cố gắng giải quyết vấn đề thường đưa đến một tình huống kịch tích hơn. Đây được gọi là bước ngoặt đầu tiên. Bước ngoặt đầu tiên như một điềm báo nói rằng cuộc sống của nhân vật chính sẽ thay đổi hoàn toàn và đưa ra việc đấu tranh tư tưởng – được thể hiện như là quyết tâm của nhân vật chính từ đó đưa đến cao trào của vở kịch. Đây cũng đánh dấu cái kết của phân cảnh đầu tiên.

Phần thứ hai chiếm phần lớn của câu truyện. Phần này miêu tả những cố gắng của nhân vật chính trong việc giải quyết vấn đề của bước ngoặt đầu tiên. Thông thường, nhân vật chính thiếu các kỹ năng để đối phó vấn đề mà anh ấy đang đối mặt, và kết quả là, tình huống càng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này được gọi là vòng cung nhân vật, nơi nhân vật chính trải qua những thay đổi lớn trong cuộc đời anh như một kết quả của những gì đang xảy ra. Anh ta cần phải học các kỹ năng mới hoặc có một nhận thức sâu hơn về việc anh ta là ai và anh ta có khả năng gì để đối phó với tình huống của mình.

Phần thứ ba tóm tắt toàn bộ câu truyện cũng như các tình tiết trong đó. Câu truyện được đẩy lên cao trào, khi mà các vấn đề trong câu chu truyện yện được đẩy lên đỉnh điểm của nó. Cuối cùng, đấu tranh tư tưởng được giới thiệu trong phần đầu được trả lời từ đó nhận thức về bản thân của nhân vật chính và các nhân vật phụ cũng được thay đổi.

Có một vài điều mà chúng ta có thể học được ở đây:

  • Đầu tiên cấu trúc 3 phần có thể được áp dụng như một một kim chỉ nam trong việc kể chuyện nói chung.
  • Thứ hai, xung đột và căng thẳng đó là một phần không thể thiếu của câu truyện.

Chúng ta sẽ sớm quay lại với các ý tưởng này cũng như tìm cách để áp dụng chúng vào ví dụ thực tế. Tuy nhiên chúng ta sẽ xem những điều mà chúng ta có thể học được từ một chuyên gia kể chuyện thông qua các bộ phim.

Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách để kể chuyện với Trực quan hóa dữ liệu của bạn. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.

Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.

KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông