Bạn thành thạo Microsoft Office như Word, Excel, Power Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là cách cải thiện tính thẩm mỹ cho Trực quan hóa dữ liệu của bạn.
Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm của tính thẩm mỹ trong Trực quan hóa dữ liệu ở bài viết trước. Trong bài viết này hãy xem qua ví dụ thực tế về cách áp dụng các kiến thức đó trong việc thiết kế biểu đồ.
Giả
sử bạn làm cho một công ty bán lẻ lớn tại Mỹ. Biểu đồ này thể hiện các dữ liệu từ
một phân tích tỉ lệ khách hàng của công ty và dân số tại Mỹ, chia ra làm 7 phân
khúc khách hàng (ví dụ: độ tuổi)
Chúng
ta có thể sử dụng kiến thức từ các kiến thức ở các bài viết trước, để đưa ra các
quyết định về thiết kế tốt hơn. Cụ thể, hãy tìm hiểu xem chúng ta có thể làm
cách nào để cải thiện biểu đồ trong hình 1 về cách sử dụng màu sắc, sự sắp xếp
thẳng hàng cũng như khoảng trống.
Màu
sắc bị lạm dụng. Có quá nhiều màu trong một biểu đồ và chúng làm rối sự chú ý của
chúng ta khiến việc tập trung vào một yếu tố trở nên quá khó khăn. Nhớ về các
khái niệm được học về sự tương tác, chúng ta nên suy nghĩ về các dữ liệu chính
mà chúng ta muốn khản giả chú ý và chỉ sử dụng màu sắc cho các dữ liệu đó.
Trong trường hợp này, cái hộp màu đỏ khoanh vùng phân khúc 3 tới phân khúc 5 ở
cột bên phải đã báo hiệu các dữ liệu này là quan trọng nhưng có quá nhiều yếu tố
được làm nổi bật ở đây khiến chúng ta phải dành một khoảng thời gian để nhìn thấy
nó. Chúng ta có thể khiến việc này trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn cho người xem
bằng cách sử dụng màu sắc một cách có chiến lược.
Các
yếu tố không được sắp xếp thẳng hàng. Việc sử dụng center alignment cho tiêu đề
của biểu đồ khiến nó không thật sự thẳng hàng với các yếu tố khác trên biểu đồ.
Các nhãn dán phân khúc ở phía bên trái cũng không thật sự ngay hàng thẳng lối.
Biểu đồ này nhìn vô cùng cẩu thả.
Cuối
cùng là các khoảng trắng bị sử dụng sai. Có quá nhiều khoảng trống giữa các
nhãn dán phân khúc và dữ liệu dẫn đến việc liên kết các dữ liệu với các phân
khúc mà nó thể hiện là một việc mệt mỏi. Chúng ta có thể giảm bớt các khoảng trống
giữa 2 yếu tố này đi. Tuy nhiên các khoảng trắng giữa 2 cột dữ liệu lại quá ít
để tối ưu hóa việc nhấn mạnh dữ liệu và càng trở nên phức tạp với các đường chấm
chấm không cần thiết.
Hình
2 thể hiện cùng các dữ liệu đó nhưng được thiết kế với một biểu đồ khác nếu chúng ta cân nhắc đến
các vấn đề ở trên.
Bạn đương nhiên sẽ dành nhiều thời gian để phân tích biểu đồ trong hình 2 hơn đúng không nào? Việc có được kết quả này là do công sức cũng như thời gian được bỏ ra để thiết kế các chi tiết trên biểu đồ. Từ đó các khản giả của bạn cũng cảm thấy phải có trách nhiệm để phân tích biểu đồ đẹp mắt này (việc tương tác này sẽ không xảy ra với một biểu đồ được thiết kế cẩu thả). Suy nghĩ trong việc sử dụng màu sắc, sắp xếp thẳng hàng các yếu tố và tận dụng các khoảng trắng đã đem đến cho biểu đồ một thiết kế tổng thể nhìn có tổ chức.
Việc chú ý đến tính thẩm mỹ đồng nghĩa với
việc bạn tôn trọng dữ liệu cũng như khán giả của bạn.
Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách cải thiện tính thẩm mỹ. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.
Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.
Khóa học liên quan