Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Nội dung được viết bởi Linh Mai

Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ với các bạn về lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python. Hãy cùng tìm hiểu để trang bị thêm kiến thức nền tảng quan trọng về Python nhé.

Array trong Python là gì?

Array trong Python hay còn gọi là mảng dữ liệu được sử dụng để lưu trữ nhiều giá trị cho một biến duy nhất. 

Thông thường, khi lưu trữ thông số trong nhiều biến đơn lẻ dạng var1=value1, var2=value2, var3=value3,… thì sẽ rất mất thời gian để viết các dòng lệnh. Do đó, Array là giải pháp tốt nhất để lưu trữ nhiều giá trị với chỉ một cái tên.

Chúng ta sẽ sử dụng mảng dữ liệu Array dưới dạng một List trong Python. Khi lưu trữ bằng Array thì các bạn có thể truy cập vào mọi index một cách dễ dàng. Đồng thời, tất cả các methods liên quan đến List như append, clear, copy, count, index, insert,… thì chúng ta đều có thể sử dụng với Array. 

Khi học về Array trong Python thì các bạn cần phải biết về Dimension - các cấp của một mảng dữ liệu. Dimension sẽ có ứng dụng khi chúng ta thực hiện lưu trữ một hoặc hai kiểu giá trị.

  • 0-D Array: Không có dimension nào thì sẽ tạo ra giá trị là 0-D Array. Ví dụ: array[15].
  • 1-D Array: Là mảng dữ liệu một chiều, có thể tạo ra một dãy các danh sách từ 0-D. Ví dụ: array([1, 2, 3, 4, 5]).
  • 2-D Array: Là mảng dữ liệu 2 chiều được tạo thành từ nhiều mảng dữ liệu một chiếu 1-D Array. Ví dụ: array([[1, 2, 3], [4, 5, 6]])

Các cấp độ của Dimension sẽ tiếp tục được nâng cao lên như vậy. Trong đó, cấp độ sau sẽ được tạo thành từ mảng của cấp độ trước.

Xem thêm: Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Dictionary trong Python

Các thao tác cơ bản với Array trong Python

Để nắm được một số thao tác với Array trong Python thì các bạn hãy theo dõi những bài tập ví dụ sau đây.

Bài tập 1

Yêu cầu: Tạo ra một mảng dỡ liệu để lưu trữ thông tin về nhiệt độ trung bình trong ngày của một tháng với tên là “temp”.

Cách thực hiện: Đây là một yêu cầu đơn giản, các bạn chỉ cần nhập vào phần mềm lập trình Python như sau:

temp=[32, 31, 31.5, 32.5, 31.5, 33, 33.5, 30.5, 30, 30.5, 29.5, 27, 31, 30.5, 31, 31.5, 32, 33, 33.5, 33, 30, 33, 33, 33.5, 32, 32.5]
Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Lưu ý: Các thông số nhiệt độ là chúng mình lấy ngẫu nhiên để thực hiện yêu cầu đề bài.

Nếu các bạn nhìn sang cửa sổ Variable Explorer thì sẽ thấy kiểu dữ liệu đang hiển thị là List nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu đây là Array vì có nhiều giá trị khác nhau được lưu trữ dưới cùng một tên.

Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Bài tập 2

Yêu cầu: Kiểm tra số ngày mà chúng ta record lại được. Thêm giá trị 30 vào ngày cuối cùng của tháng.

Cách thực hiện: 

Đầu tiên, chúng ta sử dụng lệnh in kết hợp hàm len để in ra độ dài của mảng dữ liệu này. Kết quả thu được sẽ chính là số ngày. Các bạn nhập vào phần mềm cú pháp là: print(len(temp)).

Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Trong hình ảnh trên các bạn có thể thấy kết quả in ra là 30, tức là trong mảng dữ liệu này có 30 ngày được ghi nhận nhiệt độ trung bình.

Tiếp theo, để thêm giá trị thì các bạn sễ sử dụng câu lệnh append với cú pháp như sau: temp.append(30). Sau đó nếu thực hiện lệnh in để kiểm tra thì các bạn sẽ thấy giá trị 30 được thêm vào cuối mảng dữ liệu ban đầu:

Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Xem thêm: Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Dictionary trong Python

Bài tập 3

Yêu cầu: Sao chép mảng dữ liệu temp thành một mảng mới và đặt tên là copy_temp và tạo ra một reference array với tên gọi là ref_temp.

Cách sao chép rất đơn giản là chúng ta sử dụng method có tên gọi là copy bằng câu lệnh với cú pháp như sau: copy_temp=temp.copy().

Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Để tạo reference array tức là một mảng dữ liệu có liên quan với mảng khác thì chúng ta sẽ dùng cú pháp đơn giản hơn là: ref_temp=temp

Điểm khác biệt giữa reference array và copy array là:

  • reference array: Tạo ra mảng mới có sự liên quan mảng ban đầu. Khi một trong hai mảng thay đổi thì mảng kia cũng sẽ thay đổi.
  • copy array: Tạo ra mảng mới không liên quan mảng ban đầu. Khi có sự thay đổi ở mảng này thì không ảnh hưởng đến mảng kia.

Bài tập 4

Yêu cầu: Xóa bỏ phần tử thứ 2 trong mảng ban đầu (mảng temp).

Để xóa bỏ một phần tử thì chúng ta sẽ dùng method là remove hoặc pop. Ở đây chúng mình sẽ dùng pop theo cú pháp như sau: temp.pop(1).

Sau đó các bạn có thể kiểm tra trong cửa sổ Variable Explorer để thấy mảng temp đã bị xóa đi 1 phần tử, kéo theo mảng ref_temp cũng bị xóa bớt 1 phần tử. Riêng mảng copy_temp thì không bị ảnh hưởng nên có nhiều hơn hai mảng còn lại 1 phần tử.

Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Bài tập 5

Yêu cầu: Sắp xếp mảng copy_temp theo thứ tự tăng dần

Chúng ta sẽ dùng method là sort để thực hiện yêu cầu này. Cú pháp câu lệnh cụ thể là: copy_temp.sort().

Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Kết quả in ra là các giá trị đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

Lý thuyết và các thao tác cơ bản với Array trong Python

Xem thêm: Tuple trong Python là gì? Kiến thức cơ bản về Tuple trong Python

Kết luận

Qua bài viết của chúng mình, chắc hẳn các bạn đã đã nắm được kiến thức cơ bản về Array trong Python. Để được học về lập trình Python từ cơ bản đến nâng cao, ứng dụng vào phân tích dữ liệu thì các bạn hãy đăng ký khóa học dưới đây:

Phân tích dữ liệu với lập trình Python From Zero to Hero

Khóa học sẽ giúp các bạn đi từ bước làm quen với ngôn ngữ lập trình Python đến sử dụng thành thạo mọi câu lệnh và chức năng. Hoàn thành khóa học, các bạn có thể tự tin sử dụng Python để xử lý các dữ liệu khổng lồ; biết cách lọc, thu thập, phân loại, tối ưu và trực quan hóa dữ liệu thành Dashboard cho nhiều ngành nghề khác nhau. Có thêm kỹ năng về phân tích dữ liệu, các bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Hãy đăng ký học ngay để được nhận ưu đãi học phí hấp dẫn từ Gitiho nhé!

 

Có một khóa học tại Gitiho giúp cho bạn học lập trình Python trong phân tích dữ liệu từ cơ bản đến nâng cao để lọc và làm sạch dữ liệu, xây dựng vác mô hình dự đoán, hay tạo biểu đồ, đồ thị trực quan cho báo cáo,...

Cùng xem và đăng ký học thử khóa học PY01 - Phân tích dữ liệu với lập trình Python From Zero to Hero ở bên dưới bạn để khám phá sức mạnh của Python trong phân tích dữ liệu bạn nhé.

/5 - ( bình chọn)

/5 - ( bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông