Tùy vào lĩnh vực, vị trí nhiệm vụ mà bạn có cần sử dụng việc thiết kế vào công việc của mình hay không. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn làm trong bộ phận Marketing nhưng anh bạn designer bỗng "mất tích" và bạn cần làm bản thiết kế gấp để cho khách hàng thì bạn cần làm gì? chờ đợi để tuyển người khác hay ra ngoài thuê dịch vụ? hoặc chính bạn sẽ là người chỉnh sửa bản thiết kế ấy mà không tốn quá nhiều thời gian nếu như bạn biết vài "mẹo" sau đây:
Dĩ nhiên, bạn không cần phải am hiểu và biết sử dụng Photoshop hay Illustrator như designer chuyên nghiệp. Hãy thử tham khảo những công cụ đơn giản và miễn phí dưới đây:
1. Canva
Đây là công cụ khá phổ biến trong giới văn phòng đặc biệt những bộ phận liên quan nhiều đến thiết kế như Marketing, Brand, ... Dù bạn hoàn toàn không có chút kỹ năng nào về chỉnh sửa ảnh nhưng bạn vẫn có thể thao tác được với nền tảng chỉnh sửa này. Công cụ này tích hợp để sử dụng trong việc chỉnh sửa: graphics, hình ảnh dùng cho mạng xã hội, logo, poster, bài thuyết trình và nhiều ấn phẩm khác.
Từ việc đăng ký cho tới sử dụng đều hoàn toàn dễ dàng và đơn giản, cùng với nguồn templates, font chữ, filters, icons và shapes đa dạng sẽ giúp bạn thoải mái tự do sáng tạo riêng sản phẩm cho mình. Bên cạnh đó, Canva còn có tích hợp cho phiên bản điện thoại nên rất tiện lợi.
2. Piktochart
Đây là công cụ khá tương tự như Canva nhưng Piktochart lại chuyên về infographics và presentations nhiều hơn. Dĩ nhiên, nó cũng tích hợp khá nhiều công năng để chỉnh sửa flyers, posters, report và cả social media, nhờ nguồn templates đa dạng với nhiều bản thiết kế hợp thời và xu hướng.
3. Vectr
Đây là công cụ dùng cho mảng thiết kế đồ họa vector nhằm phục vụ cho nhu cầu chỉnh: icon, logo, favicon.
Dĩ nhiên đây chỉ là phiên bản đơn giản nên nó không có nhiều tính năng chuyên nghiệp như Adobe Illustrator. Tuy vậy, nó cũng rất đáng để thử nhất là đối với những người còn chập chững trong thiết kế vector.
4. Gravit Designer
Công cụ này thì có nhiều tính năng hơn là Vectr để phục vụ cho việc chỉnh sửa thiết kế screen design, icons, presentation, illustration, print và cả app design. Tuy nhiên, khi dùng miễn phí nhiều tính năng sẽ bị hạn chế do đó nếu muốn sử dụng nhiều hơn thì bạn cần nâng cấp phiên bản pro bù lại bạn phải trả phí thì mới có thể sử dụng.
5. Infogram
Đây là công cụ dùng để tạo biểu đồ, bản đồ trực quan hay dùng trong thuyết trình. Khá giống với Dashboard, nó cho phép bạn chuyển đổi dữ liệu khô khan thành những biểu đồ sinh động và nhiều màu sắc.
Tuy nhiên, với phiên bản miễn phí thì bạn chỉ có thể áp dụng 10 projects cũng như không thể tải hình ảnh chất lượng HD như phiên bản trả phí.
6. GIMP
Có thể nói đây là phiên bản miễn phí của Adobe Photoshop.
GIMP gần như là sở hữu tất cả các chức năng chính của Adobe Photoshop và cách sử dụng cũng tương tự như vậy. Nếu bạn thích và từng sử dụng Photoshop nhưng lại không muốn trả phí thì có thể sử dung GIMP.
7. Polarr
Polarr là phần mềm giúp chỉnh sửa ảnh trực tuyến và nó tích hợp cả trên giao diện của iOS, Android, Windows và cả Chrome.
Polarr khá giống với Adobe Lightroom về khả năng chỉnh sửa hình ảnh với giao diện trực quan và dễ thao tác nhiều hơn. Polarr cũng có hai phiên bản: miễn phí và trả phí. Tuy nhiên, với phiên bản miễn phí thì cũng đủ để bạn tự tin tạo ra các sản phẩm ưng ý nhằm phục vụ cho công việc của mình.
8. Pablo.buffer
Công cụ này khá thích hợp trong việc chỉnh sửa hình ảnh nhằm post lên mạng xã hội là nhiều: Quote, social Media posts, Facebook, Instagram, ...
Có thể nói đây là một phiên bản đơn giản hơn của Canva vì nó chỉ tập trung vào việc chèn chữ, tùy thay đổi font chữ, màu sắc, kích thước, tạo filters trên nền hình ảnh để làm nổi bật chữ. Ngoài ra nó còn hỗ trợ bạn chèn logo vào ảnh với thao tác đơn giản. Tuy nhiên, đây chỉ hợp nếu những nội dung của bạn là tiếng anh vì nó vẫn chưa có tính năng cho chữ tiếng việt.