Dành cho những ai lần đầu biết đến Google Appsheet, đây là nền tảng cho phép lập trình ứng dụng mà không cần biết code. Năm 2020, Appsheet đã được mua lại bởi Google, bởi vậy đó là lý do nó hoạt động tốt khi kết nối với các ứng dụng thuộc hệ sinh thái Google.
Vậy bạn có thắc mắc cách Appsheet quản lý và chia sẻ dữ liệu cho các ứng dụng mà nó kết nối như Google Drive, Google Sheets, hay Google Forms,... như thế nào không? Và làm sao để Appsheet tích hợp được các tính năng của các dịch vụ như Google Analytics hay Google Maps vào ứng dụng được tạo bởi Appsheet? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay!
Chúng ta có mô hình xử lý data đơn giản như sau: Thu thập và xử lý data > Lưu trữ Data > Phân tích Data > Trực quan dữ liệu.
Khi bạn dùng Appsheet để tạo và sử dụng ứng dụng, Appsheet và các hệ sinh thái của Google có thể giúp bạn trong quá trình xử lý dữ liệu theo mô hình trên như sau:
Đây là bước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác và hữu ích để nâng cao hoạt động kinh doanh. Bước thu thập dữ liệu khá quan trọng để đảm bảo nguồn tài nguyên cần thiết cho việc phân tích và đưa ra quyết định hợp lý.
Trong bước này, Google Appsheet sẽ đóng vai trò thu thập dữ liệu giúp quá trình xử lý thông tin diễn ra dễ dàng và hiệu quả.
Như đã nói, Appsheet có khả năng kết nối tốt với các nền tảng khác trong hệ sinh thái Google. Bởi vậy, khi xây dựng ứng dụng mới, chúng ta thường chọn Google Sheet hay Cloud Google để làm nơi lưu trữ dữ liệu trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu.
Gần đây, Appsheet có tính năng mới cho phép lưu trữ ở database, nhờ đó dữ liệu của bạn có thể kết nối được với Cloud của Google.
Lưu ý: Do Database sử dụng tính năng lưu trữ trên Google Cloud, nên bạn sẽ phải trả một khoản phí cho dung lượng lưu trữ được sử dụng.
Mức phí sẽ thay đổi theo nhu cầu sử dụng như sau:
Gói | Hạn mức sử dụng |
Miễn phí |
|
Starter |
|
Core |
|
Enterprise Standard, EnterprisePlus |
|
Như chúng ta có thể thấy, dung lượng lưu trữ của Appsheet database khá hạn chế mà chúng ta vẫn phải trả phí nếu như muốn tăng thêm dung lượng lưu trữ. Vậy tại sao chúng ta không dùng Google Sheet - một nền tảng lưu trữ khác của Google cũng khá tiện dụng và hữu ích? Cùng xem so sánh database của Cloud Google và Google Sheet để biết lý do nhé:
Database | Google Sheet | |
Dung lượng lưu trữ | không giới hạn | tối đa 10 triệu ô tính |
Sử dụng | Hơi phức tạp để xây dựng ứng dụng và dữ liệu nguồn từ bạn đầu cho người mới | Rất dễ dàng vì nhiều người đã quen thuộc với Google Sheet |
Tốc dộ load | Rất nhanh do sử dụng trực tiếp trên nền tảng Google Cloud | Bình thường |
Chi phí | Có tính phí, phụ thuộc vào gói dung lượng bạn sử dụng | Miễn phí |
Sau khi lưu trữ, bước tiếp theo là phân tích dữ liệu để thu được kết quả và sử dụng thông tin đó làm căn cứ để đưa ra các quyết định. Appsheet rất có ích khi nó có khả năng chia sẻ những insight data (hiểu biết dữ liệu). Tuy vậy, bạn sẽ cần đến công cụ phân tích sâu hơn chẳng hạn như BigQuery đối với các yêu cầu phức tạp.
BigQuery là một dịch vụ phân tích dữ liệu lớn (data warehouse) do Google cung cấp. Nó cho phép bạn lưu trữ và truy vấn dữ liệu với quy mô lớn, giúp các doanh nghiệp và nhà phân tích dữ liệu phân tích thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các đặc điểm chính của BigQuery bao gồm:
Sau khi thu thập, xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu, tiếp theo chúng ta cần biến đổi dữ liệu đó sang một hình thức dễ hiểu, rõ ràng và có ý nghĩa hơn. Bạn có thể biểu diễn dữ liệu ở dạng đồ họa, biểu đồ, hình ảnh và thống kê,...
Trong hệ sinh thái của Google, chúng ta sử dụng Looker để tạo ra các biểu đồ và dashboard ấn tượng, đẹp mắt. Người dùng có thể nhanh chóng truy cập và xem các thông tin quan trọng một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số công cụ trực quan hóa dữ liệu khác bao gồm Power BI hay Tableau,...
Để có thể dễ đưa ra quyết định chọn nền tảng nào, tham khảo ngay bảng so sánh của chúng tôi:
Tiêu chí | Looker Studio | Power BI | Tableau |
Giao diện | Đơn giản, dễ dùng | Đơn giản, thân thiện, dễ dùng | Phức tahp hơn, cần học và thực hành nhiều để làm quen |
Hiệu suất | Tốt, nhưng hạn chế khi làm việc với dữ liệu lớn | Mạnh mẽ, ngay cả trên dữ liệu lớn | Mạnh mẽ, ngay cả trên dữ liệu lớn |
Khả năng tùy chỉnh | Khả năng tùy chỉnh hạn chế hơn | Có nhiều tính năng và tùy chọn tùy chỉnh | Có nhiều tính năng tùy chỉnh mạnh mẽ, nhưng cũng cần kiến thức và hiểu biết để tận dụng được hết |
Tích hợp dữ liệu | Tích hợp với các nền tảng của Google tốt, hỗ trợ một số nguồn dữ liệu ngoại vi | Hỗ trợ nhiều nguồn dữ liệu, dễ tích hợp | Hỗ trợ nhiều nguồn dữ liệu, nhưng cần thêm công cụ tích hợp dữ liệu phức tạp |
Giá cả | Miễn phí | Có phiên bản miễn phí và trả phí cho một số tính năng nâng cao hơn | Phí sử dụng khá cao |
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu được cách mà Appsheet hoạt động khi kết nối với các nền tảng khác trong hệ sinh thái Google. Nắm vững kiến thức này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tạo và kết nối cơ sở dữ liệu nguồn cho ứng dụng của bạn, phục vụ cho quá trình lưu trữ và truy vấn sau này.
Để trở thành một chuyên gia tạo ứng dụng bằng Google Appsheet, bạn có thể tham khảo khóa Làm chủ Appsheet từ cơ bản đến nâng cao của Gitiho.com.
Học Appsheet cơ bản
Lê Văn Hoà
Khóa học hiện đang được giảm giá 30% giúp bạn nắm vững các kiến thức Appsheet từ cơ bản đến nâng cao. Đăng ký học cùng Gitiho ngay các bạn nhé!