Cách nhận xét bài thuyết trình là nỗi băn khoăn của nhiều người vì nếu chê thì không biết nên nói như thế nào để không làm mất lòng hay nếu khen thì khen như thế nào cho đúng mực.
Đây cũng là một trong số những kỹ năng mà bất kỳ ai cũng nên học tập để trở thành người ăn nói khéo léo, tinh tế và thông minh. Bài viết dưới đây, Gitiho sẽ giúp bạn!
Từ xa xưa, cổ nhân đã có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời khuyên này thật sự bổ ích trong mọi hoàn cảnh giao tiếp cũng như trong ứng xử cuộc sống hằng ngày.
Việc đánh giá bài thuyết trình cũng vậy, đây là phần bắt buộc khi kết thúc một bài trình bày. Bạn sẽ phải đưa ra những lời lẽ, dẫn chứng để nhận xét kết quả tốt hay không tốt. Nhưng bạn đã bao giờ thử nghĩ rằng nếu mình chỉ soi xét vào những lỗi sai của họ thì sẽ thế nào không? Hoặc nếu chỉ vì tình cảm mà bạn dành cho họ những lời khen “có cánh” thì có thể họ sẽ chẳng bao giờ nhận ra được điểm yếu của bản thân mà sửa đổi.
Rất nhiều người có thể sẽ “xù lông”, hậm hực khi nhận lời phê bình từ người khác, họ cảm thấy bị đau khổ, tổn thương và nghĩ rằng bản thân mình thật sự kém cỏi. Và cũng có nhiều người khi nhận được những lời khen thì họ lại cảm thấy bản mình giỏi hơn người khác và không cần phải lắng nghe ý kiến từ một ai.
Nhưng, trên thực tế làm sao chúng ta tránh khỏi việc phải nhận xét, đánh giá một ai đó, ví dụ như nhận xét bạn học, nhận xét các thí sinh trong cuộc thi, nhận xét đồng nghiệp, nhận xét nhân viên của mình…
Điều quan trọng nhất ở đây chính là bạn biết cách xem xét để người nghe cảm thấy dễ chịu, thoải mái, họ thật sự nhận ra lỗi sai của bản thân để sửa đổi. Gitiho sẽ mách bạn 4 nghệ thuật đưa ra lời nhận xét dưới đây, chắc chắn sẽ hữu ích với bạn:
“Bài trình bày của nhóm mình đã kết thúc, rất mong nhận được lời nhận xét từ các bạn” hay “Có ai có nhận xét hay đánh giá gì về bài của nhóm bạn không?” là câu nói vô cùng quen thuộc mỗi khi bài thuyết trình kết thúc. Vậy trong trường hợp này, cách nhận xét bài thuyết trình theo các tiêu chí dưới đây sẽ khiến ai cũng “tâm phục khẩu phục”, xem ngay:
1. Tiêu chí: chuẩn bị
2. Tiêu chí: powerpoint
Có thể hữu ích đối với bạn: Hướng dẫn cách làm Powerpoint thuyết trình có hiệu ứng đơn giản dễ hiểu
3. Tiêu chí: nội dung bài thuyết trình
4. Tiêu chí: cách trả lời câu hỏi và kỹ năng trình bày
Kỹ năng thuyết trình
Xem thêm: Bí quyết thuyết trình ấn tượng
Cách trả lời câu hỏi
Chắc hẳn ai cũng từng được hỏi “Em/bạn có đánh giá gì về bài trình bày không?” Nếu bạn trả lời là “không” thì ai cũng sẽ nghĩ rằng bạn không lắng nghe và theo dõi bài trình bày, thiếu sự tôn trọng đến người khác. Vậy nên, dù ít hay nhiều cũng nên đưa ra một số lời nhận xét, bạn có thể tham khảo dưới đây:
Bài thuyết trình tốt sẽ luôn nhận được những lời khen ngợi từ nhiều người, đây cũng chính là nguồn động viên to lớn để giúp họ phấn đấu trong tương lai. Tuy nhiên, một số lời khen lại khiến họ cảm thấy quá tự đắc và nghĩ mình là người giỏi nhất.
Vậy nên, những kỹ năng khen ngợi dưới đây sẽ là cách nhận xét bài trình bày hữu ích cho bạn:
=> Ví dụ: Sau khi lắng nghe thì mình thấy bạn/nhóm bạn làm rất tốt bài thuyết trình.
=> Ví dụ: Về phần chuẩn bị, bạn/nhóm bạn chuẩn bị từ rất sớm, đầy đủ dụng cụ thuyết trình. Powerpoint các bạn làm cũng rất khoa học, ít chữ, dễ hiểu, nhiều hình ảnh sinh động. Nội dung các bạn đưa ra khá đầy đủ, giúp người nghe hiểu được vấn đề. Trong bài các bạn có sử dụng các kỹ năng thuyết trình như đặt ra câu hỏi với người nghe, xử lý tốt sự cố, sử dụng ngôn ngữ cơ thể…
=> Ví dụ: Mình thấy rất ấn tượng ở nhóm bạn bởi cách nói lôi cuốn, súc tích, cách kể chuyện hấp dẫn.
=> Ví dụ: Tuy nhiên/Bên cạnh đó, mình thấy các bạn sử dụng dữ liệu chưa mang tính cập nhật. Cụ thể, số liệu người dùng facebook của Việt Nam hiện đã được cập nhật đến tháng 2/2022 là 70.4 triệu người (tương đương 78.1% dân số) nhưng nhóm bạn lại dùng số liệu cũ từ năm 2020.
Một bài trình bày không đạt hiệu quả cao thường có xu hướng nhận nhiều lời chê, vậy làm thế nào để khi đánh giá họ không cảm thấy bị tổn thương mà vẫn vui vẻ, tích cực nhận ra lỗi sai của bản thân để sửa đổi?
=> Ví dụ: Mình thấy bài thuyết trình của bạn/nhóm bạn đảm bảo được thời gian đưa ra, khi nói bạn nói to, rõ ràng, không bị vấp nên ở dưới nghe khá dễ chịu. Nội dung bạn chia các ý lớn cũng rất khoa học. Tuy nhiên, bạn/nhóm bạn vẫn còn gặp một số lỗi như nội dung hơi sơ sài, thiếu dẫn chứng và powerpoint hơi khô khan.
=> Ví dụ như: Bạn/Nhóm bạn nói về chủ đề “Kỹ năng quản lý thời gian” thì bạn/nhóm bạn vẫn thiếu một ý chính quan trọng là: Quản lý thời gian bằng cách tập trung. Về kỹ năng quản lý thời gian thì có rất nhiều dẫn chứng xung quanh cuộc sống hoặc từ những người nổi tiếng nhưng bạn/nhóm bạn lại chưa biết cách khai thác để đưa vào bài nhằm tăng tính thuyết phục.
=> Ví dụ như: Mình rất đề cao sự trình bày của bạn/nhóm bạn nhưng nếu bạn/nhóm bạn biết cách đưa dẫn chứng vào bài thì mình nghĩ bài của bạn/nhóm bạn sẽ còn thành công hơn rất nhiều.
Bạn cần nhớ rằng, cách nhận xét bài thuyết trình của người khác luôn cần sự chân thành, góp ý, đưa ra những lời chê nhưng cũng cần động viên bằng những lời khen.
Một số lời nhận xét được áp dụng nhiều trong các bài thuyết trình, bạn có thể tham khảo:
Để hoàn thiện mình trong những bài nói, ai cũng cần những lời khen và lời chê. Và nếu biết cách nhận xét bài thuyết trình một cách có tư duy, khôn khéo thì chính bạn sẽ là người đem lại động lực cho người khác cũng như giúp họ tốt hơn mỗi ngày đấy.