Cách tạo sổ nhật ký chung trên Excel theo đúng thông tư 133

Nội dung được viết bởi Lực td

Sổ nhật ký chung là thứ không thể thiếu trong mỗi cơ quan bởi nhiệm vụ của nó là dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo thời gian và đối chiếu chúng với các tài khoản để cuối cùng chốt vào sổ cái. Sau đây Gitiho.com sẽ chỉ bạn cách tạo sổ nhật ký chung để phục vụ cho công ty của bạn theo đúng thông tư 133 của Bộ Tài chính.

Cách tạo sổ nhật ký chung trên Excel

Tác dụng của sổ nhật ký chung

Như đã đề cập phía trên, sổ nhật ký chung là để ghi chép tất cả những thông tin về thu, chi, lãi lỗ,... phát sinh theo thời gian và dựa vào đó để nhập vào sổ cái. Đây là mẫu sổ rất quan trọng và phổ trong mọi cơ quan dù tư nhân hay nhà nước bởi nó theo sát những hoạt động nghiệp vụ phát sinh của cơ quan đó.

Xem thêm: So sánh thông tư 200 và thông tư 133 về chế độ kế toán

Mẫu sổ nhật ký theo thông tư 133 trên Excel

Cách tạo sổ nhật ký chung trên Excel theo đúng thông tư 133

Cách tạo sổ nhật ký đúng theo thông tư 133 của Bộ Tài Chính trên Excel.

- Đơn vị, địa chỉ:  Phần bạn cần ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị.

- Mẫu chứng từ: Để tạo các hộp nội dung, ta vào Insert -> Textbox. Bên cạnh đó ta cần ghi rõ mẫu chứng từ và các thông tin cơ bản khác. Textbox sẽ hỗ trợ di chuyển các hộp nội dung mà không ảnh hưởng đến độ rộng của các cột.

- Năm: Ghi chính xác năm mà kế toán ghi sổ.

- Đơn vị tính: Sử dụng đúng đơn vị tiền tệ cơ quan đang sử dụng.

- Cột A: Đơn vị như ngày, tháng, năm phải ghi rõ bằng số.

- Cột B: Số hiệu từ chứng từ kế toán được sử dụng làm căn cứ ghi sổ.

- Cột C: Ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán được sử dụng làm căn

- Cột D: Diễn dải và ghi chép các nội dung kinh tế và tài chính phát sinh

- Cột E: Đánh dấu những nghiệp vụ chuyển từ Sổ nhật ký chung sang Sổ cái.

- Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Sổ nhật ký chung

- Cột H: Số hiệu của tài khoản Nợ và tài khoản Có trong định khoản của nghiệp vụ phát sinh.

- Cột 1:  Số tiền đang nợ trong tài khoản Nợ. 

- Cột 2: Số tiền còn dư trong tài khoản Có.

- Số này có...trang, từ trang 01 đến trang....: Ghi rõ số trang của sổ

- Ngày mở sổ: Ghi rõ ngày, tháng, năm của ngày mở Sổ nhật ký.

- Ngày...Tháng...Năm: Ghi rõ ngày, tháng, năm của những người  liên quan ký xác nhận vào sổ.

- Họ và tên, chữ ký: của người lập biểu, kế toán trưởng và người đại diện pháp luật.

CHÚ Ý: Sau khi hết trang thì kế toán phải cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Kể từ đầu trang sau phải ghi số cộng từ trang trước chuyển sang.

Xem thêm: Chia sẻ file Excel biên bản đánh giá lại TSCĐ theo thông tư 133

Kết luận

Mong rằng bài viết này đã đem đến cho các bạn những kiến thức về sổ nhật ký chung cũng như cách tạo sổ nhật ký chung trên Excel theo đúng thông tư 133 của Bộ Tài chính. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công cho công việc của mình nhé!

KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông