So sánh thông tư 200 và thông tư 133 về chế độ kế toán

Nội dung được viết bởi Trần Linh Chi

Chế độ kế toán trong các doanh nghiệp Việt nam hiện nay đang áp dụng theo Thông tư 200 và thông tư 133. Tuy cùng quy định về chế độ kế toán, nhưng hai thông tư này có rất nhiều điểm khác biệt đó! Hãy cùng Gitiho so sánh điểm khác biệt giữa thông tư 200 và thông tư 133 để hiểu rõ hơn về hai loại thông tư mà kế toán viên nào cũng cần phải biết này nhé!

Giới thiệu về thông tư 200 và thông tư 133

Các thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Thông tư 200 và thông tư 133 là hai thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó:

  • Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được sử dụng thay thế cho chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2016/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009
  • Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng thay thế cho QĐ 48/2006/QĐ-BTC

Ngoài ta, còn có TT53/2016/TT-BTC để sửa đổi bổ sung một số điều trong thông tư 200 được ban hành năm 2014.

Nguyên tắc áp dụng

Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể áp dụng thông tư 200 hay thông tư 133 để phù hợp với doanh nghiệp của mình, nhưng nhất định cần có sự áp dụng nhất quán trong năm tài chính và có báo cáo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp biết; tránh tình trạng mục này áp dụng thông tư 200, mục khác lại áp dụng thông tư 133.

Chứng từ và sổ kế toán

Đối với cả 2 loại thông tư: Thông tư 200 và thông tư 133, doanh nghiệp đều được tự chủ động thiết kế mẫu chứng từ kế toán, sổ kế toán dựa trên những yêu của Luật kế toán và cần đảm bảo sự minh bạch, chính xác và đồng bộ,
 

Những điểm khác biệt giữa thông tư 200 và thông tư 133 về chế độ kế toán

Như vậy, có đến 2 thông tư thường được sử dụng để hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp là thông tư 200 và thông tư 133. Tuy nhiên, trường hợp và cách áp dụng 2 thông tư này có rất nhiều điểm khác nhau. Vì vậy, kế toán viên cần phải hiểu những điểm khác biệt để áp dụng đúng và hợp lý loại thông tư. Thông tư 200 và thông tư 133 có 3 điểm khác biệt như sau:

Đối tượng áp dụng

  • Thông tư 200 được áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ tới các tập đoàn lớn, ở mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế
  • Thông tư 133 chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng cả thông tư 200 và thông tư 133, lưu ý áp dụng theo đúng nguyên tắc áp dụng được nêu trên.

Thành thạo thông tư 200 và thông tư 133 với khóa học kế toán tổng hợp sau tại Gitiho:

Hệ thống tài khoản kế toán

Thông tư 200 thêm, bớt và thay đổi một số chế độ kế toán so với thông tư 133: 

Đối với tài khoản tài sản

Không phân biệt tài khoản ngắn hạn và dài hạn

Các tài khoản theo thông tư 133 được lược bớt trong thông tư 200

  • Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
  • Tài khoản 139  - Dự phòng phải thu khó đòi
  • Tài khoản 142  - Chi phí trả trước ngắn hạn
  • Tài khoản 159  - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  • Tài khoản 311  - Vay ngắn hạn
  • Tài khoản 315  - Nợ dài hạn đến hạn trả
  • Tài khoản 342  - Nợ dài hạn
  • Tài khoản 351  - Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm
  • Tài khoản 415  - Qũy dự phong tài chính
  • Tài khoản 512  - Doanh thu bán hàng nội bộ
  • Tài khoản 532  - Giảm giá hàng bán
  • Các tài khoản ngoài bảng khác

Các tài khoản được bổ sung trong thông tư 200

 

  • Tài khoản 1113, 1123 - Vàng tiền tệ (Vàng sử dụng để cất giữ giá trị, không bao gồm vàng tồn kho sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm để bán)
  • Tài khoản 113 (1131, 1132) - Tiền đang vận chuyển
  • Tài khoản 1218 -  Chứng khoán và công cụ tài chính khác
     
  • Tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ
  • Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  • Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
  • Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá
  • Tài khoản 417 - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
  • Tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển
  • Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
     
  • Tài khoản 158 - Hàng hóa kho bảo thuế
  • Tài khoản 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
  • Tài khoản 344 - Nhận ký quỹ, ký cược
  • Tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
  • Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá
  • Tài khoản 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
  • Tài khỏan 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
  • Tài khoản 466 -  Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
  • Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
  • Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
     
  • Tài khoản 337 - Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng
  • Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp
    • 4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
    • 4612: Nguồn Kinh phí năm nay
       
  • Tài khoản 161: Chi sự nghiệp
    • 1611 - Chi sự nghiệp năm trước
    • 1612- Chi sự nghiệp năm nay
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ:
    • 1531: Công cụ, dụng cụ
    • 1532: Bao bì luân chuyển
    • 1533: Đồ dùng cho thuê
    • 1534: Thiết bị, phụ tùng thay thế
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 155 - Thành phẩm
    • 1551: Thành phẩm nhập kho
    • 1557: Thành phẩm bất động sản
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 156 - Hàng hóa
    • 1561: Giá mua hàng hóa
    • 1562: Chi phí thu mua hàng hóa
    • 1567: Hàng hóa bất động sản
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 334 - Phải trả người lao động
    • 3341: Phải trả công nhân viên
    • 3348: Phải trả lao động khác
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 336 - Phải trả nội bộ
    • 3361: Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
    • 3362: Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá
    • 3363: Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá
    • 3368: Phải trả nội bộ khác
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 611 - Mua hàng
    • 6111: Mua nguyên vật liệu
    • 6112: Mua hàng hóa
  • Bổ sung tài khoản cấp 2 của tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
    • 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    • 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Các tài khoản được thay đổi trong thông tư 200

Ngoài lược bỏ các tài khoản trong thông tư 133 và thêm các tài khoản khác vào thông tư 200, thông tư 200 còn sửa đôi tên gọi của một số tài khoản kế toán:

Tài khoảnThông tư 133Thông tư 200
Tài khoản 121Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
 
 Chứng khoán kinh doanh 
 
Tài khoản 128Đầu tư ngắn hạn khác
 
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
 
Tài khoản 222
 
 Góp vốn liên doanh
 
Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
 
Tài khoản 228
 
Đầu tư dài hạn khác
 
Đầu tư khác 
 
Tài khoản 229
 
 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
 
Dự phòng tổn thất tài sản
 
Tài khoản 242
 
Chi phí trả trước dài hạn
 
Chi phí trả trước
 
Tài khoản 244
 
Ký quỹ, ký cược dài hạn
 
Cầm cố, thế chấp, kỹ quỹ, ký cược
 
Tài khoản 341
 
Vay dài hạn
 
Vay và nợ thuê tài chính
 
Tài khoản 343
 
Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
 
 Nhận kỹ quỹ, kỹ cược
 
Tài khoản 411
 
Nguồn vốn kinh doanh
 
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
 
Tài khoản 421
 
Lợi nhuận chưa phân phối
 
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
 

Chế độ báo cáo tài chính

Sự thay đổi của chế độ báo cáo tài chính theo thông tư 200 như sau:

  • Không bắt buộc trình bày mục "Thuế và các khoản nộp Nhà nước" trong Báo cáo tài chính
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ phải bao gồm cả Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo bán niên
  • Quy định mới về Xây dựng nguyên tắc kế toán và BCTC khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Điều 106)
  • Thông tư 133 yêu cầu có Bảng cân đối số phát sinh và khuyến khích, không bắt buộc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Về hệ thống báo cáo tài chính, giữa thông tư 200 và thông tư 133 có sự khác biệt như sau:
Hệ thống BCTCThông tư 133Thông tư 200
Hệ thống BCTC năm với doanh nghiệp hoạt động liên tục
  • Báo cáo bắt buộc: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh BCTC; Bảng cân đối tải khoản
  • Báo cáo không bắt buộc: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, hệ thống báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;  Bản thuyết minh BCTC
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 - DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Hệ thống BCTC năm với DN không hoạt động liên tục
 

  • Báo cáo bắt buộc: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh báo cáo tài chính
  • Báo cáo không bắt buộc: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính 
Báo cáo tài chính giữa niên độKhông quy địnhQuy định rõ ràng với các dạng mẫu tóm lược, đầy đủ để làm báo cáo tài chính quý (kể cả quý IV) và bán niên
 
  • Nơi nộp báo cáo tài chính: Thông tư 200 bổ sung ngoài cơ quan quản lý thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh và  ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (nếu được yêu cầu) thì hệ thống báo cáo tài chính cần nộp ở cơ quan tài chính và doanh nghiệp cấp trên

Tổng kết

Thông tư 200 và thông tư 133 rất dễ bị nhầm lẫn khi áp dụng vào chế độ kế toán nếu bạn không nắm vững kiến thức và những điểm khác biệt giữa 2 thông tư này. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã phân biệt và biết cách áp dụng đúng và hợp lý thông tư 200 hay thông tư 133 cho doanh nghiệp của mình.

Để học thêm kiến thức từ cơ bản tới nâng cao và thực hành nhuần nhuyễn các nghiệp vụ bằng cách áp dụng vào bài tập và case study cụ thể, hãy tham gia khóa học "Kế toán tổng hợp A - Z: Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp" của Gitiho nhé! 

Chúc bạn học tốt

Làm kế toán viên nhưng bạn có đang cảm thấy:

  • Khối lượng công việc lớn, đặc biệt là các thời điểm cuối tháng, quý, năm, bạn cần phải xử lý và làm rất nhiều báo cáo, sổ sách, thường xuyên phải OT nhưng vẫn không kịp?
  • Áp lực công việc lớn do mình chưa thực sự giỏi nghiệp vụ và nắm vững được các quy chuẩn, luật lệ.
  • Không chỉ người mới và người có nhiều kinh nghiệm cũng có thể mắc phải sai phạm liên quan đến pháp lý và tài chính gây hậu quả đáng tiếc.

Thực tế, làm kế toán không khó và đáng sợ đến vậy nếu như bạn thực sự hiểu rõ kiến thức và thành thạo nghiệp vụ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn kế toán là con đường sự nghiệp, thì hãy để Gitiho đồng hành và vượt qua khó khăn khi làm nghề với khóa học: KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp, bao gồm:

  • Hiểu về hệ thống kế toán, quy định kế toán, từ xây dựng sổ sách đến lập báo cáo thuế và tài chính.
  • Thiết lập và thực hiện các giao dịch kế toán, từ Nhật ký chung đến bảng lương theo quy định mới, và bút toán kết chuyển.
  • Thành thạo việc lên sổ kế toán, xử lý dữ liệu, và tạo tờ khai thuế, cũng như các kỹ năng làm việc trên phần mềm MISA và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Hãy bấm Đăng ký Học thử ngay bên dưới để trải nghiệm công việc của một Kế toán tổng hợp nha!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông