Nội dung chính
Trong nhiều trường hợp, khi hàm IF không thể thực hiện được, ta sẽ thường dùng hàm VLOOKUP và HLOOKUP trong excel. Trong đó, hàm VLOOKUP là dò tìm bảng tham chiếu theo dạng cột, còn HLOOKUP dò tìm bảng tham chiếu theo hàng ngang. Trong bài viết dưới đây, Gitiho sẽ giới thiệu kỹ hơn cho các bạn về hàm HLOOKUP, ví dụ sử dụng và các lỗi thường gặp ở hàm này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Hàm HLOOKUP được sử dụng khi muốn tìm một giá trị nhất định theo hàng ngang (trong hàng trên cùng của bảng hoặc mảng dữ liệu). Nó trả lại một giá trị khác ở trong cùng một cột của hàng được chỉ định. Chữ “H” trong tên hàm Hlookup là “Horizontal = Ngang“
Cũng tương tự với Hlookup, hàm Vlookup có chữ cái đầu tiên “V” trong tên hàm nghĩa là dọc (vertical), Vlookup tìm giá trị theo cột ở phía bên trái của dữ liệu bạn muốn tìm. Bạn có thể dựa vào từ viết tắt đầu tiên để suy luận ra ý nghĩa của hàm tránh nhầm lẫn.
Ta có công thức hàm Hlookup được viết với cú pháp:
HLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
Chuyển thể sang tiếng Việt
HLOOKUP(Giá trị, Bảng tham chiếu, Số thứ cột cho kết quả, cách dò tìm)
Giá trị: Đây là một ô trong bảng tính, ô này phải có giá trị khớp với bảng tham chiếu.
Bảng tham chiếu: là một bảng nhỏ đính kèm trong bảng tính, trong trường hợp này yêu cầu bảng phải có nhiều hàng.
Cho bảng số liệu dưới đây:
Yêu cầu đề bài:
1. Dựa Vào Mã Hàng Và Bảng Tham Chiếu 1, điền Tên Hàng.
2. Sỉ/Lẻ: Nếu Ký Tự Cuối Cùng Là S, điền “Sỉ”. Ngược Lại, điền “Lẻ”.
3. Cột Đơn Giá Thực Hiện Giống Tên Hàng.
4. Thành Tiền = Số Lượng X Đơn Giá.
Hướng dẫn thực hiện:
1.
– BẢNG THAM CHIẾU 1 có dạng hàng nên sử dụng hàm HLOOKUP (nếu ở dạng cột dùng VLOOKUP).
– Giá trị mã hàng (từ B2:B10) không khớp với hàng đầu tiên của BẢNG THAM CHIẾU 1. Nên ta dùng hàm cắt chuỗi sao cho được ký tự đầu “A”, “B”, “C”.
Ta sử dụng hàm LEFT(B5,1) trong trường hợp này: Lấy ký tự đầu tiên từ trái qua trong ô B5.
TÊN HÀNG (C5) = HLOOKUP(LEFT(B5,1),$D$13:$F$15,2,1)
3. Cột ĐƠN GIÁ nhập tương tự như cột TÊN HÀNG.
2. SỈ/LẺ ta dùng hàm điều kiện IF: (E5) = IF(RIGHT(B5,1)=”S”,”Sỉ”,”Lẻ”)
4. THÀNH TIỀN (H5) = F5*G5
Dưới đây là một số trường hợp lỗi có thể bạn mắc phải khi làm việc với hàm HLOOPUP (hoặc VLOOKUP).
Xuất hiện báo lỗi này sau khi sao chép toàn bộ các ô, có hai trường hợp xảy ra:
– Tất cả các ô đều xuất hiện lỗi này: Bạn nên kiểm tra Giá trị và thông tin ở cột đầu tiên của bảng tham chiếu.
– Chỉ một vài ô có lỗi #N/A: Bạn kiểm tra dữ liệu cột Giá trị.
2. Không cố định Bảng tham chiếu
– Ô đầu tiên hàm cho kết quả đúng, nhưng sao chép công thức bị báo lỗi.
Ta khắc phục bằng cách cố định Bảng tham chiếu ( nhấn F4 khi nhập bảng tham chiếu trong công thức).
Xem thêm: tìm hiểu về lỗi #N/A trong Excel và cách khắc phục
Sử dụng hàm HLOOKUP và VLOOKUP là những kỹ năng cần thiết trong tin học văn phòng, làm thống kê.Nếu thành thạo và làm tốt, bạn có thể được hỗ trợ rất nhiều khi làm việc với Excel. Hãy đọc thêm các ví dụ khác về hàm VLOOKUP và HLOOKUP của gitiho để thành thạo hơn nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng nó có thể giúp bạn hiểu thêm về hàm HLOOKUP này. Ngoài ra, để làm việc tốt hơn với Excel hãy tham gia các khóa học online tại Gitiho nhé.