Thuế thu nhập cá nhân luôn là một chủ đề thu hút rất nhiều sự chú ý và quan tâm từ dư luận. Với công việc kế toán thuế, việc ghi nhớ các quy định về thuế là bắt buộc để kế toán viên xử lý công việc chuyên môn của mình tại doanh nghiệp. Trong bài viết ngày hôm nay, Gitiho xin giới thiệu đến các bạn danh sách các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN.
Mục lục
Trước khi xem xét các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN, tại phần đầu tiên của bài viết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa thuế thu nhập cá nhân và cách tính thuế để nắm chắc kiến thức căn bản cho phần tiếp theo của bài viết nhé.
Thuế thu nhập cá nhân được định nghĩa là khoản tiền người có thu nhập phải trích ra từ tiền lương hoặc các nguồn thu nhập khác của mình để đóng vào ngân sách Nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Một khi cá nhân có thu nhập chạm đến ngưỡng chịu thuế, cá nhân phải tự kê khai nộp thuế hoặc chọn khấu trừ thuế tại nguồn trước khi nhận được thu nhập.
Chúng ta vẫn thường nghe "Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân." Tại sao lại có câu nói này? Để nói về nghĩa vụ đóng thuế của công dân, chúng ta cần hiểu: Thuế thu nhập cá nhân là khoản thu bắt buộc áp dụng lên các tổ chức, cá nhân. Mặt khác, đóng thuế được coi là quyền của công dân vì tiền thuế chúng ta đóng sẽ được Nhà nước sử dụng để đảm bảo các phúc lợi xã hội cho chính chúng ta.
Theo Luật quản lý thuế 2019, các cá nhân đang cư trú và các cá nhân không cư trú tại Việt Nam đều có nghĩa vụ và quyền nộp thuế thu nhập cá nhân. Các điều khoản xác định cụ thể như sau:
Bên cạnh đó, Luật quản lý thuế cũng đã chỉ ra các khoản thu nhập chịu thuế cụ thể. Các bạn hãy đọc thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2019
Danh mục đầu tiên trong các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN chính là các khoản phụ cấp, trợ cấp. Cụ thể hơn, theo hướng dẫn tại điểm B khoản 2, các khoản phụ cấp, trợ cấp dưới đây không được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Xem thêm: Cách tính lương trợ cấp thất nghiệp mới nhất, đơn giản nhất 2021
Trong kế toán thuế, chúng ta cần lưu ý một số trường hợp với các khoản phụ cấp, trợ cấp đã được liệt kê phía trên.
Trường hợp 1: Có các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp hay các mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng với các đối tượng cụ thể trong khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp được hướng dẫn để tính trừ.
Trường hợp 2: Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp 3: Riêng loại thu nhập không chịu thuế TNCN dưới dạng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Ngoài các khoản phụ cấp, trợ cấp ở phần trên, chúng ta còn có danh sách các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN trong kế toán thuế dưới đây:
1. Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
2. Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.
3. Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.
5. Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn được ghi nhận trong kế toán thuế.
6. Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay trong kế toán thuế được tính là thu nhập không chịu thuế TNCN: Hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.
7. Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
8. Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học… thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.
9. Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.
Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.
10. Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xem thêm: Hướng dẫn tìm hiểu các khoản thu được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất
11. Tiền trang phục được coi là thu nhập không chịu thuế TNCN với điều kiện sau:
Qua bài viết ngày hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân và các loại thu nhập không chịu thuế TNCG trong kế toán thuế. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức cần thiết trong nghề, các bạn kế toán viên hãy tham khảo các bài viết trên blog Gitiho và đăng kí khóa học Kế toán tổng hợp với chúng mình nhé.
Gitiho chúc các bạn thành công!