Ông bà ta có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”. Vì vậy, slide mở đầu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành - bại của 1 bản slide thuyết trình. Slide mở đầu có cuốn hút, thú vị mới tạo được hứng khởi và níu chân người xem đi theo suốt nội dung của bài thuyết trình. Trong bài viết này, hãy cùng Gitiho tìm hiểu cách tạo một hiệu ứng đơn giản nhưng cực kì thú vị, giúp cho slide mở đầu thêm phần ấn tượng và sáng tạo nhé!
Trước khi bắt tay vào làm hiệu ứng cho slide mở đầu, chúng ta sẽ cùng nhau xem thành quả để hiểu qua về hiệu ứng này nhé:
Như chúng ta đã thấy, thay vì chỉ xuất hiện với những hiệu ứng đơn giản, có sẵn trong PowerPoint, phần tiêu đề sẽ được xuất hiệ và "ghép" lại với nhau, nhìn thú vị hơn rất nhiều phải không nào! Vậy làm thế nào để tạo nên được hiệu ứng như vậy? Cùng nhau tìm hiểu nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể tải tài liệu đính kèm (gồm thành phẩm, ảnh sử dụng để thiết kế) ở cuối bài để cùng thực hành với Gitiho nhé!
Xem thêm: Cách tạo hiệu ứng chữ viết tay (handwritting) cực hay trong Powerpoint
Vào New Slide, chọn layout Blank nhằm tạo slide trống để thực hiện tạo hình dáng cho hiệu ứng.
Trong thẻ Insert, chọn Shapes > Rounded Same Side Corner Rectangle (hình chữ nhật chỉ bo 2 góc). Vẽ hình vừa chọn và điều điều chỉnh kích thước cho phù hợp. Để điều chỉnh độ cong tròn của phần bo góc, nhấp chuột và kéo thả hình tròn màu vàng ở phần cạnh hình chữ nhật nhé!
Đổi viền của hình (Shape outline - lựa chọn No outline) trong thẻ Format.
Nhấn Ctrl + D để nhân bản hình ảnh vừa vẽ. Quay ngược hình ảnh lại và ghép 2 hình lại với nhau. Chọn cả 2 hình, nhấp chuột phải, chọn Cut (Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + X)
Vào thẻ View, chọn Slide Master > Insert Layout để tạo mới 1 bố cục. Mục đích của việc này là để bạn có thể dễ dàng chèn ảnh và điều chỉnh ảnh trong phần hình khối vừa tạo. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng lại bố cục này ở những lần tạo hiệu ứng sau mà không cần mất công vẽ lại các hình khối.
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + A và nhấn Delete để xóa các thành phần được gợi ý sẵn trong Layout. Sau đó, nhấn tổ hộp phím Ctrl + V để dán 2 hình vừa cắt vào cửa sổ Slide Master.
Nhấp chọn cả 2 hình khối, vào thẻ Slide Master > Insert Placeholder và chọn Picture
Kéo để bao trọn hình khối phía trên. Chọn cả phần Picture vừa vẽ và hình khối phía trên, vào thẻ Format > Merge Shapes > Intersect. Lúc này, màu sắc của hình khối đã biến mất, thay vào đó là khung để chèn ảnh. Làm tương tự với khối hình còn lại.
Lúc này, bạn có thể vào phần Rename trong thẻ Slide Master để đổi tên giúp dễ nhận biết và tiện lợi cho việc sử dụng những lẫn tạo hiệu ứng sau
Sau khi đã xong hết các thao tác, nhấn Close Master View để đóng cửa sổ Slide Master
Lúc này, quay trở lại với giao diện slide ban đầu. Ở thẻ Home, bạn hãy chọn Layout và tìm chọn layout bạn vừa tạo trong Slide Master. Sau đó, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng ảnh nằm ở giữa mỗi khối để chèn những hình ảnh bạn mong muốn vào từng khối.
Vì hình khối vừa tạo với ảnh bạn muốn chèn vào có kích thước khác nhau, vì vậy, ảnh có thể bị tự động cắt một phần để phù hợp với hình khối. Nếu bạn muốn thay đổi phần hiển thị, hãy nhấp chọn vào ảnh vừa chèn, sau đó vào thẻ Format > Crop và điều chỉnh ảnh để ảnh hiển thị được phần mà bạn mong muốn
Để hình khối trở nên hay ho hơn, chúng ta sẽ vẽ thêm 1 hình khổi nhỏ chèn lên 1 phần của hình khối lớn. Để vẽ hình khối nhỏ, chúng ta tiếp tục vào Insert > Shapes > Rounded Same Side Corner Rectangle.
Ở thẻ Format, lựa chọn No Ouline cho Shape Outline. Sau đó, nhấn vào mũi tên mở rộng ở mục Shape Styles để mở hộp thoại Format Shape. Ở phần Fill, chúng ta sẽ không đổ màu trơn cho hình khối mà đổ màu Gradient (loang màu), với màu sắc phù hợp với 2 hình ảnh lớn ban đầu. Để lấy được màu sắc phù hợp với hình ảnh, bạn hãy sử dụng bút chấm màu Eyedropper nhé!
Xem thêm: 4 nguyên tắc sắp xếp bố cục (layout) cần biết khi thiết kế slide
Sau khi đã tạo xong phần hình khối, chúng ta sẽ chuyển sang bước tạo phần chữ tiêu đề cho hiệu ứng. Để chèn chữ, chúng ta sẽ sử dụng tới chức năng Textbox trong thẻ Insert. Điều chỉnh kiểu font chữ, kích cỡ của chữ cũng như màu sắc của chữ trong thẻ Home theo ý muốn. Nếu chữ bị chìm trên nền ảnh, bạn có thể chọn chữ, sau đó vào thẻ Format > Text Effect > Shadow để thêm hiệu ứng đổ bóng cho chữ, giúp chữ nổi bật hơn nhé!
Và đây là phần hình dáng để áp dụng hiệu ứng sau khi đã tạo:
Chọn phần hình khối phía trên, vào thẻ Animation, chọn hiệu ứng Fly In. Sau đó, vào Effect Options để chọn From Left (Bay từ trái vào). Tuy nhiên, nếu chỉ để hiệu ứng bay vào như vậy cũng không có gì thú vị. Vì vậy, hãy chỉnh một vài thông số như sau nhé:
Làm tương tự với 3 khối hình còn lại. Để thực hiện áp dụng hiệu ứng nhanh cho các khối hình còn lại, bạn hãy chọn khối hình vừa tạo hiệu ứng, sau đó chọn Animation Painter rồi nhấp vào khối hình muốn dán hiệu ứng. Lần lượt sao chép và dán hiệu ứng cho 3 khối hình. Lưu ý: 2 khối hình ở phía dưới sẽ có chiều hướng bay ngược lại so với 2 khối bên trên. Vì vậy, hãy chọn 2 khối hình dưới, và vào thẻ Animation > Effect Options > From Right để 2 khối hình sẽ bay từ bên phải vào nhé
Xem thêm: Những hiệu ứng chữ độc đáo trong PowerPoint giúp slide thêm ấn tượng
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành các bước tạo hiệu ứng cho slide mở đầu vô cùng ấn tượng. Hãy cùng xem lại thành quả nhé!
Trong bài viết trên, Gitiho đã hướng dẫn bạn cách tạo hiệu ứng xuất hiện tiêu đề cho slide mở đầu vô cùng sáng tạo và ấn tượng, chỉ bằng cách kết hợp các hiệu ứng có sẵn trong PowerPoint. Bên cạnh đó, bạn đã học được cách tự tạo layout để sử dụng cho nhiều lần sau bằng chức năng Slide Master nữa. Để hiểu rõ và trực quan hơn về cách tạo nên hiệu ứng xuất hiện tiêu đề cho slide mở đầu, bạn hãy xem video Cách tạo hiệu ứng giúp slide mở đầu thêm ấn tượng nhé!
Chúc bạn học tốt!
Tài liệu kèm theo bài viết
KHÓA HỌC POWERPOINT MIỄN PHÍ
Với hơn 1400 HỌC VIÊN đang theo học với đánh giá trung bình 4.5 SAO