Hướng dẫn cách trực quan hóa dữ liệu với biểu đồ đường

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như WordExcelPower Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là các dạng biểu đồ mẫu cho việc Trực quan hóa dữ liệu của bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem qua một vài biểu đồ mẫu và nói về các suy nghĩ dẫn đến việc thiết kế đó, áp dụng các bài học bạn đã được hướng dẫn.

Bạn sẽ nhận thấy một số lựa chọn tương tự nhau được dùng cho nhiều ví dụ của chúng ta. Khi thiết kế các biểu đồ đó, tôi luôn nghĩ về thứ tự mà tôi muốn khán giả xử lý thông tin từ đó đưa ra các lựa chọn tương ứng - lựa chọn liên quan đến những dữ liệu cần phải được nhấn mạnh để thu hút sự chú ý của khán giả cũng như đưa các dữ liệu khác vào background. Do đó, bạn sẽ thấy nhiều điểm chung trong cách sử dụng màu sắc và kích thước. Chúng ta cũng sẽ thảo luận về cách đưa ra các sự lựa chọn như:

  • Sự sắp xếp các dữ liệu
  • Căn chỉnh thẳng hàng
  • Cách đặt vị trí các yếu tố
  • Cách sử dụng các từ trong từng trường hợp.

Từng biểu đồ ở đây được tạo ra để đáp ứng một nhu cầu của từng trường hợp nhất định. Tôi sẽ nói gắn gọn về các trường hợp đó do đó bạn cũng cần phải để tâm đến quá nhiều chi tiết. Thay vào đó, bạn nên tập trung để phân tích và hiểu các biểu đồ. Hãy lưu ý về việc liệu bạn có thể sử dụng các cách tiếp cận này (hay một khía cạnh nào đó của cách tiếp cận) để giải quyết các khó khăn mà bạn đang gặp trong việc trực quan hóa dữ liệu hay không.

Ví dụ về biểu đồ đường

Biểu đồ đường thẳng

Ví dụ về biểu đồ đường

Ngữ cảnh:

Công ty X đang tiến hành một “chương trình tri ân khách hàng” được diễn ra hằng năm trong suốt 1 tháng để gây quĩ cho việc từ thiện. Hình 1 cho thấy tiến độ năm nay tính đến thời điểm hiện tại. Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao biểu đồ này đạt yêu cầu và các lựa chọn được dùng trong quá trình tạo nên nó.

Các lựa chọn trong quá trình thiết kế:

Cách sử dụng từ ở đây là hợp lý. Mọi yếu tố đều có tiêu đề và được dán nhãn do đó người xem không phải thắc mắc về vấn đề đang được nói đến. Tiêu đề biểu đồ và tiêu đề của 2 trục đều được dùng. Các đường dữ liệu trong biểu đồ đều được dán nhãn trực tiếp đơn giản hóa cho người xem việc phân tích dữ liệu, biết được yếu tố nào thể hiện cho dữ liệu nào. Việc sử dụng văn bản có mục đích đã giúp biểu đồ này dễ hiểu hơn.

Nếu mà chúng ta sử dụng phép thử “Yếu tố nào nổi bật nhất?”, khi tôi xem lướt qua biểu đồ, yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý là đường thể hiện dữ liệu “Progress to date” (cũng chính là dữ liệu chính mà chúng ta muốn khán giả để ý).

Tôi gần như lúc nào cũng sử dụng màu xanh xám cho tiêu đề của biểu đồ. Việc này bảo đảm được tiêu đề được nổi bật, nhưng không nhất thiết phải cần đến sự tương phản rõ ràng của màu trắng và màu đen (thay vào đó, tôi giữ lại màu đen như một màu để làm nổi bật trong trường hợp tôi không dùng bất kỳ màu khác). Một số yếu tố nhận biết được dùng để thu hút sự chú ý vào xu dữ liệu “Progress to date” như: màu sắc, độ dày của đường thẳng, sử dụng các nhãn dán dữ liệu, dán nhãn điểm kết thúc cũng như kích thước của các văn bản tương ứng.

Khi nói đến bổi cảnh chung của vấn đề, một số điểm so sánh vẫn được sử dụng nhưng đã bị làm ẩn đi để biểu đồ không trở nên quá phức tạp. Đường mục tiêu 50.000$ được sử dụng như một tham chiếu nhưng đã được ẩn vào background bằng cách sử dụng một đường mỏng. Màu sắc của đường mục tiêu và nhãn dán cho nó cũng được thể hiện bằng màu xám tương tự như những yếu tố khác trong biểu đồ. Dữ liệu về số tiền gây quỹ năm ngoái cũng được thể hiện nhưng đã bị giảm sự nổi bật bằng việc sử dụng một đường thẳng mỏng hơn và màu xanh nhạt hơn (để khán giả có thể so sánh với đường dữ liệu năm nay nhưng lại không thật sự cạnh tranh sự chú ý).

Một vài quyết định có chủ ý về việc đặt nhãn dán cho các trục:

  • Với trục tung, bạn cũng có thể làm tròn các con số lên hàng chục ngàn để các nhãn dán của trục này là từ 0$ đến 60$ và tiêu đề của trục tung sẽ là: “Tổng số tiền gây quĩ (đơn vị chục ngàn dollar)”. Nếu mà các con số này lên đến hàng triệu, tôi sẽ có thể thực hiện việc làm tròn này. Tuy nhiên, việc tính toán các con số với đơn vị chục ngàn vẫn không quá phức tạp, nên thay vì thay đổi quy mô các con số ở đây, tôi vẫn thể hiện các con số một cách đầy đủ trên trục tung.
  • Đối với trục hoành, do yếu tố chính ở đây không phải là các ngày cụ thể mà là xu hướng chung nên chúng ta không sử dụng nhãn dán để thể hiện tất cả các ngày. Do chúng ta có được dữ liệu tính đến ngày thứ 10 trên tổng số 30 ngày nên tôi đã chọn cách đặt nhãn dán cho mỗi 5 ngày cho trục hoành. (do ở đây chúng ta sử dụng đơn vị tính là ngày, một hướng đặt nhãn dán khác là bạn có thể đặt cho mỗi 7 ngày hoặc sử dụng các siêu hạng mục như tuần 1, tuần 2, v.v). Đây là một trong những trường hợp mà không có một đáp án duy nhất: bạn có thể cân nhắc về ngữ cảnh của bạn, các dữ liệu và cách mà bạn muốn khán giả của bạn sử dụng biểu đồ khi đưa ra các lựa chọn liên quan đến các yếu tố này.

Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là các dạng biểu đồ mẫu. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.

Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.

KHÓA HỌC EXCEL ONLINE HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Khóa học với hơn 14000 HỌC VIÊN đang học và đánh giá trung bình 4.76 SAO

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông