Hướng dẫn đọc hiểu IFRS số 15

Nội dung được viết bởi Lực td

Sau khi có những hiểu biết nhất định về chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế hay IFRS thì trong bài viết này, Gitiho.com sẽ hướng dẫn bạn cách đọc hiểu IFRS số 15. Lí do vì sao Gitiho.com lại bắt đầu với IFRS số 15 là bởi IFRS 15 hoàn toàn thay thế được các chuẩn mực ghi nhận doanh thu hiện có của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế, cùng với đó IFRS 15 còn yêu rõ ràng về định lượng và định tính.

Tổng quan về chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế IFRS 15

IFRS 15 là gì?

Chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế IFRS 15 là doanh thu đến từ hợp đồng của khách hàng được đưa ra bởi Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế. IFRS 15 chính thức có hiệu lực chính thức từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, cùng với đó, quy tắc IFRS 15 này cũng đã thay thế được các chuẩn mực doạnh thu cũ cũng như các ghi nhận doanh thu khác. Mục đích cốt lõi của IFRS 15 chính là đưa ra mô hình để ghi lại daonh thu toàn diện cho tất cả hợp đồng của khách hàng để nâng cao khả năng so sánh giữa các ngành, trong ngành và thị trường vốn

Những điều thay đổi chính của IFRS 15 đến từ việc đổi mới ghi nhận doanh thu cũ từ IAS 18 và IAS 11 cũng như hầu hết các hướng dẫn ghi nhận doanh thu như IFRIC 13, IFRIC 15 và IFRIC 18 và SIC 31. 

Việc thay đổi của IFRS 15 khiến cho việc đa dạng hợp đồng trở nên khó khăn bởi sự thay đổi chóng mặt từ các điều khoản gây nên tác động đối với các công ty chưa có biện pháp xoay chuyển với các thách thức của chuẩn mực IFRS 15.

Nhưng nhìn vào mặt tích cực thì IFRS 15 cũng mang đến sự tiện lợi cho các công ty bởi IFRS 15 hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực ghi nhận doanh thu hiện hành của Chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế. IFRS 15 cũng có thể khiến cho giá trị doanh thu và thời gian doanh thu thay đổi. Và cuối cùng là IFRS 15 có sự rõ ràng về định lượng và định tính.

Hướng dẫn đọc hiểu IFRS số 15

Xem thêm: Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS và Chuẩn mực báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS

Ảnh hưởng của IFRS 15 lên các doanh nghiệp

Ảnh hưởng đầu tiên từ IFRS lên các doanh nghiệp là giờ đây thu nhập đến từ hàng hóa và dịch vụ phải tách riêng khiến cho việc nhận doanh thu chậm đi vì bị trì hoãn hoặc làm gia tăng việc ghi nhận doanh thu, Tiếp theo là ngay cả những hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp miễn phí cho khách hàng cũng phải ghi lại để tách biệt. Đó là về phần doanh thu và các ưu đãi mua hàng, còn về hợp đồng thì việc sử đổi hợp đồng dài hạn sẽ được phép diễn ra trong suốt thời hạn quy định của hợp đồng.

Ngoài ra IFRS 15 cũng hướng dẫn cụ thể về xử lý giấy phép có thể thay đổi thời điểm ghi nhận doanh thu và hướng dẫn về chi phí của hợp đồng dự kiến để ghi nhận nhiều tài sản hơn.

Các vấn đề cần được xem xét của IFRS 15

IFRS 15 đem đến các chuẩn mực mới như hồi tố hoàn toàn hoặc hồi tố được chỉnh sửa. Chính vì lí do này mà các bên liên quan sẽ cần một hồ sơ tài chính chung gồm mọi ảnh hưởng đã được IFRS 15 lượng hóa trên tất cả các tài khoản này. Đi cùng với tài khoản mà một hệ thống hướng đến sự thông minh của tương lai, giúp cho các doanh nghiệp có một giải pháp tạm thời để áp dụng yêu cầu của chuẩn mực mới này trong khi chơi đợi việc triển khai hệ thống mới.

Vấn đề mà các doanh nghiệp cần xem xét cuối cùng là những thay đổi đến từ IRFS 9 (Công cụ tài chính) trong năm 2018 và IFRS 2019 (Thuế tài sản) năm 2019,

Hướng dẫn đọc hiểu IFRS số 15

Xem thêm: Kiến thức cần biết về cấu trúc hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Mô hình 5 bước ghi nhận doanh thu của IFRS 15

Bước 1: Xác định hợp đồng của khách hàng

Như chúng ta đã biết, hợp đồng là thứ sẽ tạo ra quyền và nghĩa vụ của hai bên trở lên. Đối với IFRS 15, hợp đồng có thể là văn bản, bằng thỏa thuận miệng hoặc bằng những quy luật ngầm hiểu trong kinh doanh.

Hợp đồng sẽ được gộp lại nếu văn bản hợp đồng được ký kết cùng một thời điểm hoặc gần như cùng thời điểm và phải được thỏa thuận từ hai bên. Việc thanh toán của các hợp đồng cũng sẽ phải phụ thuộc vào nhau hoặc nghĩa vụ của hàng hóa, dịch vụ sẽ được tính là chung nghĩa vụ.

Mỗi lần sửa đổi trong hợp đồng sẽ được tính là một hợp đồng riêng biệt được hạch toán hoặc một thỏa thuận nối tiếp với hợp đồng gốc hoặc sửa đổi để tính lũy, điều này còn tùy vào điều kiện và hoàn cảnh.

Bước 2: Các nghĩa vụ riêng biệt trong hợp đồng

Nghĩa vụ tức là những hành động cam kết trong hợp đồng về chuyển giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Những hàng hóa và dịch vụ này cho phép khách hàng bán lại hoặc cung cấp cho khách hàng khác.

Ta cũng nên sử dụng một yếu tố mà mô hình 5 bước cung cấp này để chia sẻ các nghĩa vụ thực hiện nếu các nghĩa vụ này có thể tách biệt. Mà nếu như sự tách biệt được dựa trên bối cảnh của hợp đồng. Bên cạnh đó, có thể nhận dạng riêng biệt với các cam kết khác trong hợp đồng.

Bước 3: Định giá giao dịch

Giá giao dịch là giá trị của khoản thanh toán mà doanh nghiệp mong muốn được nhận từ khách hàng để trao đổi việc chuyển giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Việc xác định giá giao dịch khá đơn giản khi giá hợp đồng đã được cố định trước và sẽ phức tạp hơn nếu không cố định sẵn. Số tiền thanh toán cũng sẽ thay đổi nếu như có thêm các lựa chọn chiết khấu, giảm giá, tín dụng, ưu đãi,...

Trong các trường hợp mà giá trị thanh toán không cố định, giá giao dịch được định trên giá trị dự kiến hoặc số tiền có khả năng được nhận cao nhất. Thế nhưng có một giới hạn đến số tiền có khả năng cao nhất khi không có sự đảo ngược đáng kể trong về sau này.

Số tiền tối thiểu đáp ứng bước này đã được tính theo giá giao dịch.

Bước 4: Phân bổ giá trị hợp đồng cho các nghĩa vụ trong hợp đồng

Quy ước của việc phân bổ cho các nghĩa vụ là sẽ thực hiện thao tỷ lệ tương ứng với giá bán riên glẻ của hàng hóa hoặc dịch vụ trong mỗi nghĩa vụ trong hợp đồng phải thực hiện.

Giá bán lẻ của hàng hóa hoặc dịch vụ là giá của hàng hóa khi được bán riên biệt cho khách hàng trong trường hợp tương tự nhau và các khách hàng tương tự

Nếu không thể xác định ngay được giá bán lẻ thì ta nên ước lượng giá bằng cách chọn lọc các thông tin về giá.

Bước 5: Ghi nhận doanh thu khi thực hiện nghĩa vụ

Doanh thu sẽ được ghi nhận sau khi hàng hóa hoặc dịch vụ được cam kết trong hợp đồng đến được tay của khách hàng và khách hàng có được quyền kiểm soát đồi với hàng hóa.

Việc giao nhận, cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vậy mà IFRS 15 cung cấp các yếu tố để theo dõi thời điểm hàng hóa được giao.

Một điểm lưu ý nữa về IFRS 15 là phải ghi nhận doanh thu theo một thời điểm khi tài sản được tạo ra không có công dụng thay thế khác đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền thanh toán tùy theo mức độ hoàn thành.

Xem thêm: Chuyển đổi Báo cáo tài chính IFRS từ VAS

Kết luận

Gitiho mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã phần nào hiểu thêm về quy ước IFRS số 15. Chúc các bạn áp dụng thành công.

Bên cạnh đó, hãy đăng kí khóa học Kế toán Tài Chính theo chuẩn Quốc tế IFRS để có thể trang bị cho mình những kiến thức luôn được cập nhật và cách thực hành để áp dụng cho công việc của mình nhé.

Power BI - một công cụ tạo báo cáo, biểu đồ trực quan được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Phân tích dữ liệu. Nếu như bạn vẫn tốn vài giờ, thậm trí vài ngày để làm báo cáo trên Excel thì hãy dừng lại ngay!

Power BI sẽ ở đây và trở thành “vị cứu tinh” cho bạn, giúp bạn vượt qua “nỗi sợ” mỗi khi đến kỳ làm báo cáo. Khám phá công cụ tuyệt vời này ngay với khóa học “PBIG01 - Tuyệt đỉnh Power BI - Thành thạo trực quan hóa và Phân tích dữ liệu” tại Gitiho.

Giờ đây, bạn có thể nhanh chóng biến dữ liệu thô thành báo cáo trực quan sinh động, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định thông minh, nhanh chóng, kịp thời. Để biết tại sao mọi người lại “tung hô” Power BI nhiều đến thế, nhấn vào Đăng ký Học thử ngay nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông