CÁCH LẬP VÀ TRÌNH BÀY BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận không thể tách rời của bộ Báo cáo tài chính nhằm cung cấp chi tiết toàn bộ thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến loại báo cáo này. Do đó, bài viết hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng của Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng như cách lập và trình bày Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là gì?
Khái niệm Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
Theo Điều 100 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 – hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp quy định Hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Do đó, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận không thể tách rời hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bản thuyết trình, giải thích chi tiết về các thông tin của doanh nghiệp, đồng thời làm rõ số liệu liên quan đến các báo cáo khác trong bộ Báo cáo tài chính.
Thông qua các số liệu được giải thích chi tiết trong thuyết minh BCTC, các đối tượng sử dụng Báo cáo tài chính như Cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp... có thể kiểm tra sự tuân thủ của doanh nghiệp về việc có áp dụng đúng các chính sách, nguyên tắc và Chế độ kế toán đã đăng ký hay không.
Thực tế hiện nay, tại nhiều doanh nghiệp kế toán chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc lập Thuyết minh báo cáo tài chính đúng, chính xác. Các nội dung thông tin trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính có khi còn “sơ sài”, không đầy đủ.
Do đó, kế toán cần hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính để lập đúng báo cáo này.
Các quy định về lập và nộp Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
Hằng năm doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan được quy định theo đúng thời hạn. Vì Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là MỘT PHẦN của Báo cáo tài chính, do đó Bản thuyết minh Báo cáo tài chính BẮT BUỘC cũng phải NỘP ĐÚNG THỜI HẠN cho các cơ quan liên quan.
Nguyên tắc lập và trình bày Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT- BTC
Theo khoản 2, Điều 115, Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập và trình bày Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải đúng quy định của Chuẩn mực kế toán.
Theo đó, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cần đảm bảo:
● Trình bày các thông tin về cơ sở dùng để lập Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
● Trình bày các thông tin theo quy định của các Chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác;
● Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Cấu trúc nội dung Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
Các nội dung cần trình bày trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính như sau (theo khoản 4, Điều 115, Thông tư 200/2014/TT-BTC):
● Các thông tin chung: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ; Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng; Các chính sách kế toán áp dụng;
● Chi tiết số liệu liên quan đến các báo cáo: thông tin bổ sung cho Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính;
● Cách thông tin khác:
Hướng dẫn các chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
Các thông tin chung về doanh nghiệp
a) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp cần nêu rõ:
● Hình thức sở hữu vốn: thông tin căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
● Lĩnh vực kinh doanh: nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh...
● Ngành nghề kinh doanh: trình bày ngành nghề kinh doanh theo đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc có thể tra cứu tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/;
● Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường: thông thường là 12 tháng (theo năm tài chính của doanh nghiệp), trường hợp kéo dài hơn 12 tháng thì phải thuyết minh thêm chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quân của ngành, lĩnh vực;
● Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính: trình bày những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sáp nhập, chia, tách, thay đổi quy mô... có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp;
● Cấu trúc doanh nghiệp: trình bày chi tiết thông tin của các công ty con, các công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
b) Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán cần nêu rõ:
Đối với kỳ kế toán: là ngày bắt đầu và ngày kết thúc của năm tài chính;
Đối với đơn vị tiền tệ: là Đồng Việt Nam hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo Luật kế toán.
c) Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng cần xác định:
● Chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng: nội dung cần đồng nhất với hồ sơ đăng ký thuế ban đầu, trong trường hợp có thay đổi phải thông báo với cơ quan thuế;
● Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không? Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu Báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng Chuẩn mực, Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp không áp dụng Chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.
d) Các chính sách kế toán áp dụng (trường hợp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và trường hợp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục) cần trình bày rõ bao gồm:
Trong trường hợp đáp ứng giả định hoạt động liên tục Mẫu số B 09 – DN | Trong trường hợp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục Mẫu số B 09/CDHĐ – DNKLT |
(1) Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam (14) Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay | a) Chính sách tái phân loại tài sản và nợ phải trả dài hạn thành ngắn |
Lưu ý: Chỉ trình bày những chính sách kế toán liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp được báo cáo, không bắt buộc phải nêu thêm các chính sách kế toán không liên quan. Các chính sách kế toán áp dụng phải được trình bày cụ thể và chi tiết theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán theo Thông tư 200/20214/TT-BTC.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp không phát hành trái phiếu chuyển đổi không cần trình bày nguyên tắc ghi nhận trái phiếu chuyển đổi;
Ví dụ 2: Doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn khách hàng, ghi trình bày nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chỉ cần trình bày nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ cung cấp dịch vụ, không cần trình bày nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ bán hàng hoá.
Chi tiết số liệu liên quan đến các báo cáo khác của bộ Báo cáo tài chính
Số liệu được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những số liệu tổng hợp. Ví dụ Khoản mục “Tiền” mã số 111 trên Bảng cân đối kế toán bao gồm tiền mặt và tiền ở tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán cả nội tệ và ngoại tệ hay khoản mục “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mã số 01 trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các doanh thu từ bán hàng: mặt hàng A, mặt hàng B,... , doanh thu từ cung cấp dịch vụ C, dịch vụ D,…
Tất cả đều là một số tổng và người sử dụng báo cáo không nắm được thông tin cụ thể, vì vậy phần chi tiết số liệu này của Bản thuyết minh Báo cáo tài chính vô cùng quan trọng, chúng ta cần phải:
Số liệu chi tiết nhập lên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính được truy xuất từ Bảng cân đối số phát sinh, sổ nhật ký chung và các sổ sách kế toán có liên quan.
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Các khoản mục Tài sản | Các khoản mục Nguồn vốn |
1. Tiền 9. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình: | 15. Vay và nợ thuê tài chính 22. Cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ |
Các khoản mục khác:
29. Các khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán
30. Các thông tin khác do doanh nghiệp tự thuyết minh, giải trình.
Ví dụ 3: Trên Bảng cân đối kế toán có số liệu như sau:
Căn cứ từ mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính như sau:
Và kết quả trình bày Bản thuyết minh Báo cáo tài chính sau khi có số liệu chi tiết như sau:
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Những thông tin khác
Ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần A và B, tại phần này doanh nghiệp sẽ phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có) nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các Chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trung thực, hợp lý.
Một số thông tin khác phải được trình bày (nếu có) như:
Trong đó:
● Thông tin và giao dịch với các bên liên quan (căn cứ theo Chuẩn mực kế toán số 26: Thông tin về các bên liên quan);
● Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (căn cứ theo Chuẩn mực kế toán số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm)…
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là công cụ đắc lực giúp các bên sử dụng Báo cáo tài chính hiểu trung thực và khách quan tình hình hoạt động của đơn vị báo cáo và đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp. Do đó, việc lập và trình bày Thuyết minh báo cáo tài chính chính xác, đầy đủ và kịp thời vô cùng quan trọng.
CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LẬP THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu trong Bộ Báo cáo tài chính. Cùng với Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng cân đối tài khoản, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính giúp người làm kế toán có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình tài chính, từ đó đưa ra những định hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Những lưu ý liên quan đến các thông tin chung của doanh nghiệp
Thông thường, Chế độ kế toán và các chính sách áp dụng được doanh nghiệp lựa chọn ngay sau khi thành lập và nhất quán trong năm tài chính. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi về Chế độ kế toán, các chính sách kế toán, các thay đổi ước tính kế toán thì phải giải trình trong phần thông tin chung của doanh nghiệp. Cụ thể:
Thay đổi về Chế độ kế toán: ngoài việc phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, doanh nghiệp còn cần thuyết trình trong mục “Chế độ kế toán”, nêu rõ nguyên nhân chuyển đổi như quy mô doanh nghiệp mở rộng hay thu hẹp, doanh nghiệp chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh khác... bởi sự thay đổi này dẫn đến sự thay đổi của một số tài khoản kế toán.
Doanh nghiệp sẽ kết chuyển số dư các tài khoản trong hệ thống tài khoản áp dụng theo Chế độ kế toán cũ sang các tài khoản trong hệ thống tài khoản áp dụng theo Chế độ kế toán mới. Các số liệu sẽ được thể hiện trong phần “làm rõ các số liệu liên quan đến các báo cáo khác trong Bộ Báo cáo tài chính”.
Thay đổi về các chính sách kế toán: Theo đoạn 34, 35 của Chuẩn mực kế toán số 29, trong Thuyết minh BCTC cần thể hiện rõ những ý sau: “34. Khi áp dụng lần đầu một chính sách kế toán có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại, một kỳ nào đó trong quá khứ hoặc các kỳ trong tương lai, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin sau:
(a) Tên chính sách kế toán;
(b) Hướng dẫn chuyển đổi chính sách kế toán;
(c) Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán;
(d) Mô tả các qui định của hướng dẫn chuyển đổi (nếu có);
(e) Ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán đến các kỳ trong tương lai (nếu có);
(f) Các khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước, như:
- Từng khoản mục trên Báo cáo tài chính bị ảnh hưởng;
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi trên cổ phiếu”;
(g) Khoản điều chỉnh cho các kỳ trước của kỳ được trình bày trên Báo cáo tài chính;
(h) Trình bày lý do và mô tả chính sách kế toán đó được áp dụng như thế nào và bắt đầu từ khi nào nếu không thể áp dụng hồi tố theo quy định của đoạn 10(a) hoặc 10(b) đối với một kỳ nào đó trong qúa khứ, hoặc đối với kỳ sớm nhất.
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại các thông tin này.
35. Khi chính sách kế toán được doanh nghiệp tự nguyện thay đổi có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại hoặc một kỳ kế toán nào đó trong qúa khứ hoặc các kỳ trong tương lai, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin sau:
(a) Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán
(b) Lý do của việc áp dụng chính sách kế toán mới đem lại thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn;
(c) Các khoản được điều chỉnh vào kỳ hiện tại và mỗi kỳ trước như:
- Từng khoản mục trên Báo cáo tài chính bị ảnh hưởng; và
- Chỉ số lãi trên cổ phiếu nếu doanh nghiệp áp dụng Chuẩn mực kế toán “Lãi trên cổ phiếu”;
(d) Khoản điều chỉnh liên quan đến các kỳ sớm nhất;
(e) Nếu việc áp dụng hồi tố theo yêu cầu của đoạn 10(a) hoặc 10(b) của chuẩn mực này là không thể thực hiện được đối với một kỳ nào đó trong qúa khứ, hoặc kỳ trước kỳ trình bày, thì phải trình bày lý do và mô tả chính sách kế toán đó được áp dụng như thế nào và bắt đầu từ khi nào.
Báo cáo tài chính của các kỳ tiếp theo không phải trình bày lại các thông tin này.”
Thay đổi về ước tính kế toán: theo Đoạn 36 của Chuẩn mực kế toán số 29 “Doanh nghiệp phải trình bày tính chất và giá trị của các thay đổi ước tính kế toán có ảnh hưởng đến kỳ hiện tại, dự kiến ảnh hưởng đến các kỳ trong tương lai, trừ khi không thể xác định được thì phải trình bày lý do”.
Ngoài ra, còn một số lưu ý khác:
Về chu kỳ sản xuất kinh doanh, thông thường là 12 tháng. Nếu chu kỳ sản xuất, kinh doanh khác 12 tháng như một số đơn vị kinh doanh mang tính chất thời vụ, chu kỳ kinh doanh có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc những đơn vị nghiên cứu, đầu tư cơ sở hạ tầng chu kỳ kinh doanh kéo dài 3 năm, 5 năm thì doanh nghiệp phải ghi rõ trong Thuyết minh BCTC.
Về kỳ kế toán: có thể theo năm dương lịch (01/01-31/12). Một số lưu ý liên quan đến kỳ kế toán cần được thể hiện trong thuyết minh BCTC:
● Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán khác năm dương lịch như Công ty có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng kỳ kế toán theo công ty mẹ, ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ kế toán.
● Đối với công ty mới thành lập
Ví dụ 1:
+ Công ty A thành lập vào ngày 10/03/2021 và lựa chọn áp dụng kỳ kế toán theo năm dương lịch. Như vậy, kỳ kế toán trong năm 2021 của công ty A là 10/03/2021 đến 31/12/2021.
+ Bắt đầu từ những năm 2022, kỳ kế toán của công ty A được tính tròn theo năm dương lịch.
● Gộp kỳ kế toán: theo khoản 4 Điều 12 Luật kế toán số 88/2015/QH13 “Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng”.
Về nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam:
Theo Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC “Khi chuyển đổi BCTC được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên bản Thuyết minh BCTC những ảnh hưởng (nếu có) đối với BCTC do việc chuyển đổi BCTC từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam”.
Về phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: doanh nghiệp thống nhất phương pháp tính trong kỳ kế toán và thống nhất với tất cả các hàng tồn kho. Không được mỗi hàng tồn kho tính theo 1 phương pháp khác nhau.
Về phương pháp khấu hao TSCĐ: Không nhất thiết tất cả các TSCĐ đều phải khấu hao theo 1 phương pháp. Một số tài sản theo mùa vụ có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo sản phẩm hay một số loại tài sản do đặc thù có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh.
Những lưu ý liên quan đến những việc làm rõ các số liệu của các báo cáo khác trong bộ Báo cáo tài chính
Để làm rõ được các số liệu của các báo cáo khác trong bộ Báo cáo tài chính, kế toán cần hiểu được bản chất của từng chỉ tiêu, phần số liệu được làm rõ sẽ giúp doanh nghiệp thấy được các chỉ tiêu cấu thành từng mục cũng như tỷ trọng của chúng. Một số điểm cần lưu ý như sau:
● Mục 1: Tiền và tương đương tiền
Chỉ tiêu “tương đương tiền”: là khoản đầu tư không quá 3 tháng nhưng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền. Ví dụ: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, trái phiếu chính phủ ngắn hạn...
● Mục 3: Các khoản phải thu
Chỉ tiêu “trả trước cho người bán”: Hạch toán vào TK 331 – Phải trả người bán nhưng nằm trong mục “các khoản phải thu”.
+ Hạch toán khoản trả trước cho người bán như sau:
Nợ 331 (chi tiết cho từng nhà cung cấp)
Có 111, 112...
+ Kế toán nhầm lẫn bù trừ nợ có trong TK 331.
Ví dụ 2:
➔ Đầu kỳ, TK 331 dư có: 100 triệu.
➔ Cuối kỳ, TK 331 có tổng phát sinh có: 100 triệu, tổng phát sinh nợ: 20 triệu (toàn bộ là trả trước cho khách hành).
Cách làm sai | Cách làm đúng |
Cuối kỳ, TK 331 dư có 180 triệu - > không thể hiện được 20 triệu trả trước cho khách hàng trên Thuyết minh BCTC | Cuối kỳ, TK 331 vừa dư nợ 200 triệu, vừa dư có 20 triệu -> thể hiện số tiền trả trước cho khách hàng tại chỉ tiêu “ trả trước cho người bán” trong mục “các khoản phải thu” trên thuyết minh BCTC: 20 triệu |
○ Chỉ tiêu “tạm ứng”: Tạm ứng ở đây chỉ là các khoản tạm ứng dùng để chi mua nguyên vật liệu hoặc tiêu dùng trong công ty, không bao gồm tạm ứng lương. Kế toán hạch toán sai tài khoản tạm ứng dẫn đến sai chỉ tiêu trên thuyết minh BCTC.
○ Chỉ tiêu “hàng đang đi đường”: được hiểu là hàng mua tại kho của khách hàng, công ty thuê vận chuyển và chưa về đến kho của công ty. Kế toán nhầm lẫn hạch toán thẳng vào kho -> không thể hiện chỉ tiêu này trên thuyết minh BCTC.
○ Chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước”: Hạch toán vào TK 131 – Phải thu khách hàng nhưng nằm trong mục “Phải trả người bán”.
+ Hạch toán người mua trả tiền trước như sau:
Nợ 111, 112...
Có 131 (chi tiết cho từng khách hàng)
+ Kế toán nhầm lẫn bù trừ nợ có trong TK 131 dẫn đến không thể hiện được chỉ tiêu “người mua trả tiền trước” trên thuyết minh BCTC.
Một số chỉ tiêu có chi tiết cả phần tăng và giảm trong năm như Vay và thuê tài chính, tăng giảm bất động sản đầu tư, cần ghi rõ cả phần tăng và phần giảm, không được bù trừ.
Ví dụ 3: TK 3411 vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của công ty A dư có đầu kỳ: 100 triệu. Phát sinh nợ trong kỳ: 20 triệu, phát sinh có trong kỳ: 100 triệu, cuối kỳ dư có 150 triệu.
Cách làm sai: ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu | Cuối năm | Trong năm | Đầu năm | |
Tăng | Giảm | |||
Vay ngắn hạn | 150.000.000 | 80.000.000 | 100.000.000 |
Cách làm đúng: ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu | Cuối năm | Trong năm | Đầu năm | |
Tăng | Giảm | |||
Vay ngắn hạn | 150.000.000 | 100.000.000 | 20.000.000 | 100.000.000 |
● Các chỉ tiêu liên quan đến việc làm rõ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng được chi tiết khá rõ ràng trong Thuyết minh BCTC.
+ Kế toán thường nhầm lẫn trong việc xác định thời điểm ghi nhận Doanh thu và chi phí.
Ví dụ 4: Ngày 28/12/2020, có hóa đơn đầu vào của dự án A tuy nhiên đến ngày 02/01/2021 mới xuất đầu ra. Vậy năm 2020 không được ghi nhận chi phí của dự án A mà hạch toán vào 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Kế toán nhầm lẫn hoặc cố tình ghi nhận chi phí -→ sai sót trong thuyết minh BCTC.
+ Các doanh nghiệp vừa có bán hàng hoá vừa có dịch vụ cần phải xác định đúng từng loại Doanh thu. Chi tiết từng loại sai -> lập thuyết minh BCTC sai → đánh giá các chỉ tiêu sai -> ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
+ Hiểu sai về “chiết khấu thương mại”: Khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn, doanh nghiệp có thể sẽ chiết khấu thương mại cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải khoản chiết khấu thương mại nào kế toán cũng hạch toán và theo dõi.
Ví dụ 5: Công ty A xuất hóa đơn GTGT như sau:
Tên hàng hóa | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
Điều hòa Daikin | 5 | 9.500.000 | 47.500.000 |
Chiết khấu thương mại theo hợp đồng | 2.375.000 | ||
Cộng tiền hàng | 45.125.000 | ||
Tiền thuế | 4.512.500 | ||
Tổng cộng | 49.637.500 |
Cách làm sai: Kế toán hạch toán và theo dõi khoản chiết khấu thương mại -> Sai số liệu trên thuyết minh BCTC.
Cách làm đúng: Kế toán không hạch toán và theo dõi khoản chiết khấu thương mại này do khoản này đã được trừ trực tiếp trên hóa đơn -> không có số liệu về mục “chiết khấu thương mại” trên thuyết minh BCTC.
+ Lưu ý về mục “giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
Ví dụ 6: Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp.
Hạch toán:
Nợ 211
Có 131 (Chi tiết cho từng khách hàng)
Nghiệp vụ này không liên quan đến tiền nhưng vẫn được đưa vào các chỉ tiêu trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể là vào chỉ tiêu 01 và chỉ tiêu 21 và được giải trình trong Thuyết minh BCTC.
Một số chú ý khác cần quan tâm khi lập Bản thuyết minh BCTC
Ngoài việc cần trình bày đầy đủ, chính xác các nội dung bắt buộc của Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo khoản 4, Điều 115, Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp còn cần:
● Đảm bảo các chính sách, Chế độ kế toán áp dụng được trình bày tại Bản thuyết minh Báo cáo tài chính tương ứng với những đăng ký với cơ quan thuế quản lý;
● Rà soát đảm bảo ký hiệu ở cột “Thuyết minh” tại Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tương ứng với các mục trình bày tại Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
● Đối chiếu lại số liệu chi tiết và tổng hợp được trình bày tại Bản thuyết minh Báo cáo tài chính với Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối số phát sinh và sổ sách kế toán;
● Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
● Trường hợp doanh nghiệp có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “Đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ điều này;
● Trong trường hợp sử dụng chức năng lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính từ phần mềm kế toán, cần kiểm tra và loại bỏ những thông tin không phù hợp hoặc không phát sinh đối với từng doanh nghiệp cụ thể, nhằm tránh Bản thuyết minh Báo cáo tài chính có những thông tin dư thừa, không cần thiết.
Thực trạng “làm đẹp sổ sách” vẫn còn đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp khiến cho thông tin cung cấp từ các Báo cáo tài chính bị sai lệch, những hạn chế còn tồn tại về quản lý tài chính, về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có thể vì thế mà không được phản ánh chính xác.
Tuy nhiên, việc làm này không thể tồn tại lâu dài, nhất là trong điều kiện các quy định về minh bạch tài chính ngày càng tiến đến Chuẩn mực quốc tế, các doanh nghiệp cạnh tranh để đứng vững trên thị trường thì việc tạo dựng uy tín là một trong những nhân tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, tính trung thực, khách quan trong việc lập Báo cáo tài chính vô cùng quan trọng và ngày càng trở thành yêu cầu thiết yếu của mọi tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, các anh chị, các bạn kế toán cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp bên cạnh việc biết lập và trình bày Báo cáo tài chính theo đúng quy định cũng cần nắm được những lưu ý, chú ý, những sai sót có thể gặp phải trong quá trình lập và trình bày Báo cáo tài chính để hoàn thành tốt nhất công việc, tránh các rủi ro không mong muốn, từ đó có các quyết định quản trị sáng suốt.