Heatmap hay còn gọi là bản đồ nhiệt, là cách thể hiện dữ liệu trực quan thông qua màu sắc, với 2 loại màu. Màu nóng là nơi có giá trị cao nhất, hay quan trọng nhất, hay mạnh nhất (màu càng đi về gam màu nóng thì dữ liệu càng tăng). Và ngược lại, màu lạnh là nơi giá trị thấp nhất, hay ít quan trọng nhất, hay yếu nhất, thấp nhất (màu càng đi về gam màu lạnh thì dữ liệu càng giảm).
Heatmap giúp người xem phân biệt sự quan trọng của từng chi tiết hay dữ liệu trong bảng biểu bằng các tone màu khác nhau. Nó tăng tính trực quan của dữ liệu, nhấn mạnh những dữ liệu quan trọng, do đó bạn hãy chọn các tone màu đậm hơn để làm nổi bật các chi tiết, dữ liệu đó.
Trong hình 1 là bảng biểu chỉ thể hiện dữ liệu đơn thuần và một bảng biểu sử dụng heatmap.
Hình 1 ví dụ về cách sử dụng hiệu ứng trong bảng biểu
Trong bảng ở hình trên, phản ứng đầu tiên của chúng ta là lướt qua tất cả các con số và dữ liệu, so sánh số nào cao hơn, thấp hơn cũng như sắp xếp mức độ quan trọng của chúng. Do đó để giảm đi thao tác này giúp người xem, chúng ta có thể gợi ý cho họ bằng việc sử dụng các mức độ màu sắc, gia tăng sự thu hút của họ vào dữ liệu bạn muốn hướng tới.
Ví dụ như trên hình, màu càng đậm, số càng lớn. Thay đổi gam màu như vậy giúp người xem biết ngay được số bé nhất là 0.01896273204 và số lớn nhất là 0.3002533674. Điều mà sẽ rất khó thấy được nếu chúng ta đem bảng đầu tiên bày ra trước mắt họ.
Thêm vào đó, các ứng dụng vẽ đồ thị như Google Sheets hay Excel cũng thường có các chức năng tạo hiệu ứng hình ảnh để bạn dễ dàng tạo các bảng biểu Heatmap như trên.
Khi bạn sử dụng cách này, hãy nhớ sử dụng các chú thích (Legend) trong Excel. Như trên ảnh cho thấy chúng ta đã dùng chú thích Low-High với màu tương ứng với các con số, từ đó giúp người xem hiểu rõ mục đích của người tạo biểu đồ.
Xây dựng bảng biểu cần dùng Heatmap, bôi đen bảng/vùng dữ liệu để tạo Heatmap:
Chọn ĐỊNH DẠNG, chọn ĐỊNH DẠNG CÓ ĐIỀU KIỆN
Khi xuất hiện Hộp Thoại bên tay Phải, ta chọn THANG MÀU
Trong bảng Thang màu này ta sẽ lựa chọn màu mình muốn, tăng giảm, sắp xếp theo giá trị lớn nhất, nhỏ nhất thông qua QUY TẮC ĐỊNH DẠNG và ĐIỂM NHỎ NHẤT và ĐIỂM LỚN NHẤT.
Thay đổi các tùy chọn ở đó, chúng ta đã có bảng Heatmap như chúng ta mong muốn. Giúp người đọc biểu đồ biết được ngay số liệu mình cần và có những phán đoán, phân tích nhanh hơn.
Trên đây là Hướng dẫn xây dựng biểu đồ Heatmap, Gitiho.com sẽ bật mí tiếp cho các bạn nhiều bí quyết xây dựng các loại biểu đồ hơn, hãy xem tiếp nhé: