Hướng dẫn sử dụng tính tương tác khi Trực quan hóa dữ liệu (Phần 5: Tạo nên trật tự thông tin trong biểu đồ)

Nội dung được viết bởi Tommy Dũng Lê

Bạn thành thạo Microsoft Office như WordExcelPower Point? Ngày nay ai cũng có thể đạt được những điều đó. Quá trình phân tích dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu của việc đưa ra các quyết định của các doanh nghiệp. Nhưng từ những dữ liệu đó, bạn có thể rút ra các kết luận như thế nào mới là điều mới thật sự quan trọng. Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualizaion) đang dần trở thành một xu hướng, vậy liệu bạn muốn cải thiện bản thân hay trở thành một người lạc hậu? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu về việc này nhé, cụ thể là cách tạo trật tự thông tin khi thiết kế biểu đồ.

Tạo nên một trật tự thông tin cho các dữ liệu

Như chúng ta đã tìm hiểu ở những bài viết trước, các yếu tố nhận biết mà chúng ta dùng để làm nổi bật các dữ liệu quan trọng cũng có thể giúp tạo nên một trật tự hình ảnh cho thông tin trên biểu đồ. Chúng ta có thể, một cách trực giác, làm nổi bật một yếu tố nào đó và đẩy các yếu tố khác vào background, như muốn nói cho các khản giả biết được thứ tự chung mà họ nên dùng để phân tích các dữ liệu của chúng ta.

Sự hiệu quả của siêu hạng mục

Trong các bảng biểu và biểu đồ, đôi khi siêu hạng mục lại vô cùng hiệu quả trong việc sắp xếp dữ liệu của bạn và đơn giản hóa quá trình phân tích cho khản giả của bạn.

Ví dụ như, bạn đang muốn phân tích dữ liệu của một bảng biểu hay biểu đồ thể hiện các giá trị từ một điều tra dân số với hơn 20 hạng mục, bạn có thể sắp xếp lại và chia nhóm cho các dữ liệu của bạn bằng việc sử dụng các siêu hạng mục như tuổi tác, vùng miền, mức độ thu nhập và trình độ học vấn. Việc phân chia như vậy là vô cùng hiểu quả do các siêu hạng mục giúp bạn tạo nên một thứ bậc về thông tin đơn giản hóa việc tiếp nhận dữ liệu.

Ví dụ về việc tạo trật tự thông tin cho biểu đồ

Hãy xem qua ví dụ về một biểu đồ với một thứ bậc rõ ràng về thông tin cũng như tìm hiểu về các lựa chọn thiết kế để tạo ra nó. Hãy giả sự bạn làm cho một công ty sản xuất xe hơi. 2 khía cạnh quan trọng mà bạn dùng để đánh giá sự thành công của thiết kế và sản xuất của một dòng xe hơi là

  1. Sự hài lòng của khách hàng (Satisfaction)
  2. Tần xuất xảy ra hư hỏng của chiếc xe (Issues)

Một biểu đồ phân tán có thể được sử dụng trong trường hợp này để thể hiện sự khác nhau giữa mẫu xe năm nay so với mẫu năm ngoái dựa trên 2 khía cạnh này tương tự như hình 1.

Biểu đồ sử dụng trật tự thông tin

Hình 1: Một biểu đồ với thứ bậc thông tin rõ ràng.

Hình 1 đã nhanh chóng thể hiện được sự khác nhau của mẫu xe năm nay so với mẫu năm ngoái trên cơ sở dựa trên sự hài lòng và tần số xảy ra vấn đề. Cách sử dụng kích thước và màu sắc của font cũng như các điểm dữ liệu đã báo hiệu cho chúng ta biết phải chú ý ở đâu và theo thứ tự nào. Hãy cùng tôi tìm hiểu về thứ bậc hình ảnh của các yếu tố trong biểu đồ và cách chúng giúp chúng ta trong việc phân tích các dữ liệu nhé. Nếu tôi nói về thứ tự tôi dùng để tiếp nhận thông tin, nó sẽ như sau:

  • Đầu tiên tôi đọc tiêu đề của biểu đồ: “Các vấn đề so với sự hài lòng của mẫu xe”. Việc làm đậm chữ Các vấn đề (Issues) và Sự hài lòng (Satisfaction) đã báo hiệu cho tôi biết đây là những chữ quan trọng, nhờ đó tôi đã nắm được ngữ cảnh khi tôi phân tích biểu đồ.
  • Tiếp theo, tôi nhìn thấy các nhãn dán trên trục tung: “Những vấn đề hư hỏng”. Tôi cũng nhận thấy rằng trục tung được chia theo tỉ lệ từ ít (ở phía trên) và nhiều (ở phía dưới). Sau đó yếu tố tiếp theo tôi nhìn thấy là các chi tiết trên trục hoành: Sự hài lòng, được sắp xếp từ thấp đến cao (từ trái sang phải).
  • Sau đó thị giác của tôi tập trung vào các điểm màu xám và các từ tương ứng: “Trung bình của năm trước”. Các đường nối các điểm này đến các trục cho phép tôi nhanh chóng nhận thấy rằng trung bình của năm trước là khoảng 900 vấn đề trên 1.000 vấn đề và 72% là hài lòng hoặc rất hài lòng. Điều này cung cấp cho chúng ta một cấu trúc rất hữu ích để diễn giải các mô hình trong năm tiếp theo.
  • Cuối cùng, tôi bị thu hút bởi các điểm màu đỏ vào góc tư phía dưới bên phải của biểu đồ. Các từ chú thích đã cho tôi biết được có rất nhiều khách hàng hài lòng, tuy nhiên lại có nhiều vấn đề nảy sinh. Chúng ta hiểu được thông tin này một cách rõ ràng vì cách hình ảnh được thiết kế, biết được trong năm nay mức độ nảy sinh vấn đề cao hơn so với trung bình của năm ngoái. Cách sử dụng màu đỏ được dùng cũng củng cố cho quan điểm này.

Chúng ta đã nói về cách sử dụng các siêu hạng mục để đơn giản hóa quá trình phân tích. Việc sử dụng các nhãn dán cho các góc tư “Mức độ hài lòng cao và ít nảy sinh vấn đề” và “Mức độ hài lòng cao nhưng nhiều vấn đề nảy sinh” cũng hỗ trợ theo cách này. Nếu không có các nhãn dán này, tôi cũng có thể dành thời gian để phân tích các nhãn dán và tiêu đề của 2 trục và vẫn sẽ biết được các góc tư này thể hiện cho thông tin gì, nhưng với các nhãn dán cho 4 góc, việc phân tích trở nên dễ dàng hơn và người xem không cần phải tìm hiểu xem các góc tư này nói gì. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng các góc tư phía bên trái không được dán nhãn do việc này là không cần thiết khi không có bất cứ dữ liệu nào ở đó.

Trên biểu đồ cũng có các điểm dữ liệu cũng như các chi tiết khác nhưng chúng được đẩy vào background để đơn giản hóa quá trình phân tích và biểu đồ của chúng ta.

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc đầu tư vào quá trình thiết kế để tạo nên một thứ bậc thông tin đã hướng dẫn cho khán giả của chúng ta một thứ tự để phân tích một biểu đồ phức tạp nhưng vẫn không cảm thấy khó hiểu. Bằng việc loại bỏ các xao nhãng, làm nổi bật các dữ liệu chính cũng như thiết kế nên một thứ bậc thông tin, việc thể hiện dữ liệu qua biểu đồ của chúng ta vẫn có thể được phân tích một cách dễ dàng.

Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách tạo trật tự thông tin khi thiết kế biểu đồ. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.

Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông