Hướng dẫn tạo Data source trong Google Data Studio

Nội dung được viết bởi Bến Hà Trương

Bạn có thể tạo data source ( nguồn dữ liệu ) từ Google Analytics, Google Sheets hoặc BigQuery. Cho dù là loại dữ liệu nào, các bước tạo data source tương đối giống nhau. Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Data Source trong Google Data Studio vô cùng đơn giản và những điểm đáng chú ý không phải ai cũng biết.

Các bước cơ bản để tạo data source

  1. Đăng nhập vào tài khoản Data Studio của bạn
  2. Ở trên cùng bên trái, nhấp + , sau đó chọn Data source.
  3. Chọn loại Connector bạn muốn từ danh sách.
  4. Trang Connector hiện liệt kê cả trình kết nối Google và trình kết nối của bên thứ ba được xây dựng bởi cộng đồng Data Studio. Sử dụng các trình kết nối của bên thứ 3 có thể mất phí. Nếu bạn gặp sự cố khi sử dụng những trình kết nối này, hãy liên hệ trực tiếp với nhà phát triển của trình kết nối đó để được hỗ trợ.
  5. Chọn data set. 
  6. Nhấp vào CONNECT. Thao tác này sẽ mở ra tab Fields.
  7. Sử dụng tab  Fields để thêm số liệu, thay đổi loại trường, đổi tên trường,... nếu cần.
  8. Bạn có thể thay đổi thông tin xác thực nguồn dữ liệu nếu muốn.
  9. Nhấp vào tên data source mặc định để đổi tên nếu muốn.
  10. Nhấp vào Create Report.

Như vậy, bạn đã tạo xong Data source và sẵn sàng để tạo các báo cáo trực quan từ data source của mình. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thêm một số tùy chọn quan trọng cho Data source của bạn.

Tùy chọn cho Data source

Các trường trong data source

Data source cho phép bạn định cấu hình các trường bạn có thể sử dụng trong báo cáo của mình. Cấu hình đó bao gồm các thông tin sau:

  • Tên của trường. Bạn có thể ghi đè lên tên này bằng cách nhấp vào tên hiện tại và nhập tên khác.
  • Chọn Dimension hoặc Metric.
  • Chọn loại dữ liệu mà các trường chứa
  • Trường của bạn có thể tính toán được hay không (aggregation).
  • Mô tả thêm về trường nếu muốn

Các trường được tính toán

Ngoài các trường có sẵn được cung cấp bởi các Conector, bạn có thể dễ dàng tạo ra các Dimension hoặc Metric mới trong nguồn dữ liệu của mình bằng các trường được tính toán.

Các trường được tính toán cho phép bạn sử dụng các hàm và logic điều kiện để thao tác và biến đổi dữ liệu của bạn. Bạn có thể tìm xem hướng dẫn mới nhất của chúng tôi về các trường được tính toán trong Google Data Studio.

Cho phép chỉnh sửa trường trong báo cáo

Tùy chọn Field Editing in Reports cho phép người biên tập báo cáo chỉnh sửa và thay đổi các trường có trong data source trên báo cáo của họ. Các chỉnh sửa này chỉ có hiệu lực trên báo cáo cụ thể đó, không ảnh hưởng đến dữ liệu trong data source của bạn.

Kiểm soát quyền truy cập vào dữa liệu của bạn

Tùy chọn Data credentials cho phép bạn kiểm soát ai được quyền truy cập và data source của bạn.

  • Owner's credentials cho phép bạn sử dụng thông tin đăng nhập của mình để cung cấp dữ liệu cho người khác, ngay cả khi họ không có quyền truy cập riêng vào bộ dữ liệu cơ bản.
  • Viewer's credentials yêu cầu bất kỳ ai muốn xem dữ liệu từ nguồn dữ liệu của bạn đều phải đăng nhập. Sử dụng thông tin đăng nhập của người xem đảm bảo rằng chỉ những người xem được ủy quyền mới có thể xem dữ liệu.

Cập nhật dữ liệu trong data source

Data freshness hay độ mới của dữ liệu đề cập đến cách cập nhật dữ liệu trong báo cáo. Các data source duy trì kết nối trực tiếp với dữ liệu sử dụng bộ nhớ đệm để cải thiện hiệu suất báo cáo. Một số nguồn dữ liệu cho phép bạn điều chỉnh tần suất cập nhật bộ nhớ đệm.

Cho phép cộng đồng tiếp cận dữ liệu

Tùy chọn Community visualizations access được sử dụng để ngăn chặn hoặc cho phép data source của bạn cung cấp dữ liệu cho cộng đồng sử dụng để tạo các báo cáo trực quan. Các báo cáo trực quan của cộng đồng chính là các biểu đồ được tạo bởi các nhà phát triển bên thứ 3, hoạt động với dữ liệu của bạn và có thể định cấu hình tương tự với biểu đồ mặc định của Data studio.

Như vậy, bạn đã biết được cách tạo data source và một số tùy chọn data source quan trọng. Bạn cũng có thể tìm đọc Hướng dẫn sử dụng Google Data Studio cho người mới bắt đầu để biết cách xây dựng các báo cáo trực quan chuyên nghiệp.

Để biết thêm các mẹo và thủ thuật hữu ích khác, hãy theo dõi những bài viết mới tại Gitiho ngay hôm nay.

Khóa học Google Data Studio tập trung vào kiến thức thực tế, không nặng lý thuyết giúp bạn dễ thực hành và áp dụng ngay vào công việc

Nếu bạn muốn học cách ứng dụng công cụ này để hỗ trợ hiển thị dữ liệu trực quan , tham khảo ngay khóa học Google Data Studio cho người mới bắt đầu của Gitiho nhé.

Nhấn Học thử và Đăng ký ngay!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông