Ưu và nhược điểm của Google Data Studio

Nội dung được viết bởi Bến Hà Trương

Google Data Studio là gì

Google Data Studio (GDS) là một công cụ trực quan hóa dữ liệu miễn phí tuyệt vời cho phép bạn xây dựng các bảng dashboard (báo cáo) tương tác, trực quan và vô cùng đẹp mắt.

Phần lớn các tính năng của Data Studio rất dễ sử dụng. Bạn có thể dễ dàng chia sẻ và lập lịch báo cáo, theo dõi các KPI chính cho khách hàng, trực quan hóa các xu hướng và so sánh hiệu suất theo thời gian.

Data Studio về cơ bản là phiên bản bổ sung cho dashboard Google Analytics, vốn bị giới hạn đáng kể về chức năng (chỉ có 12 tiện ích trên mỗi dashboard và chỉ có thể kết nối với dữ liệu có trong bảng báo cáo cụ thể đó mà thôi.

Hãy thử quan sát hai bảng báo cáo trực quan dưới đây.

Tạo Dashboard với Google Analytics

uu-va-nhuoc-diem-cua-google-data-studio-01

Tạo dashboard với Data Studio

uu-va-nhuoc-diem-cua-google-data-studio-02

Rõ ràng, hai bảng báo cáo này không ở cùng một đẳng cấp. Để xem thêm nhiều mẫu báo cáo trực quan tuyệt đẹp khác, bạn có thể tìm đọc bài viết giới thiệu Các công cụ xây dựng Dashboard hàng đầu cho doanh nghiệp.

Ưu điểm của Data Studio

Tại sao Google Data Studio lại tuyệt vời đến như vậy? Vì khi sử dụng Data Studio, bạn có quyền truy cập vào các tính năng chính sau đây:

  • Kết nối dữ liệu trực tiếp
  • Toàn quyền kiểm soát việc tùy chỉnh các báo cáo và hình ảnh, bạn có thể thêm nhiều trang hoặc biểu đồ nếu cần.
  • Điều khiển động với các bộ lọc đắc lực.
  • Các công thức nâng cao hữu dụng.

Kết nối dữ liệu trực tiếp

Khi bạn sử dụng Data Studio, bạn có quyền kết nối với hơn 200 nguồn dữ liệu có sẵn, bạn sẽ không cần lên lịch làm mới dữ liệu định kỳ. Có nguồn dữ liệu trực tiếp cũng có nghĩa là bạn không bị giới hạn về phạm vi ngày bạn có thể xem. Bạn có thể sử dụng bất kỳ phạm vi dữ liệu nào (báo cáo theo tháng, năm,…) tùy thuộc vào nhu cầu của mình.

Bạn có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu trong cùng một báo cáo và trực quan hóa dữ liệu trên các bộ dữ liệu khác nhau. Dưới dây là hình ảnh một vài bộ dữ liệu có sẵn mà bạn có thể kết nối trực tiếp với Data Studio.

uu-va-nhuoc-diem-cua-google-data-studio-03

Toàn quyền tùy chỉnh báo cáo

Data Studio cung cấp cho bạn giấy phép để thêm các trang, biểu đồ và bảng khi cần thiết và tùy chỉnh nội dung của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh báo cáo của mình cho phù hợp màu sắc / thương hiệu của công ty hoặc khách hàng của bạn.

uu-va-nhuoc-diem-cua-google-data-studio-04
  • Bạn có thể chọn các chủ đề có sẵn hoặc tạo một chủ đề tùy chỉnh theo sở thích.
  • Bạn có thể chỉnh sửa bố cục, bao gồm kích thước trang, căn chỉnh lề,…
  • Data Studio cung cấp cho bạn một loạt các biểu đồ và hình ảnh phong phú, bao gồm những biểu đồ thông dụng như dạng thanh hoặc biểu đồ tròn,… cho tới những hình ảnh phức tạp khác như các hình ảnh trực quan từ Google Maps.
  • Bạn có thể sử dụng định dạng có điều kiện để hiển thị tiến độ thực hiện mục tiêu của bạn (để biết thêm chi tiết, bạn hãy xem thêm bài viết  2 Cách sử dụng định dạng có điều kiện trong Google Data Studio mới nhất của chúng tôi).

Điều khiển động

Một trong những lý do kiến Data Studio được yêu thích là vì tính năng điều khiển động, mang lại cho họ khả năng đáng kể để cắt và xé dữ liệu của họ mà không phải cập nhật thiết lập báo cáo. Với Data Studio, bạn có thể:

  1. Chèn tính năng điều khiển động để người xem có thể lọc qua nội dung bằng các bộ lọc theo phạm vi hoặc theo ngày.
  2. Có thể bỏ chọn hoặc chọn hiển thị những nội dung mong muốn ngay trực tiếp trên bảng báo cáo bằng bộ lọc.

Như bạn thấy ở hình minh họa bên dưới. Trong bảng báo cáo này, có hai bộ lọc nội dung theo ngày và theo địa điểm. Những tính năng này giúp bảng báo cáo của bạn có chiều sâu hơn và tương tác cao hơn. Người xem có thể chỉnh những gì họ muốn xem xét kỹ hơn mà không cần phải chỉnh sửa báo cáo gốc.

uu-va-nhuoc-diem-cua-google-data-studio-05

Để truy cập các số liệu tùy chọn, sau khi bạn đã chọn một biểu đồ, hãy bật tính năng Optional metrics trong bảng thuộc tính bên dưới Metric. Sau đó nhấp +Add metric hoặc kéo số liệu từ bảng Available fields và vào biểu đồ dưới dạng số liệu tùy chọn.

Ưu và nhược điểm của Google Data Studio

Ngoài ra, bạn có thể thêm dấu trang tùy chỉnh để có thể nhanh chóng xem báo cáo của mình. Trong File > Report Settings. Bên dưới phần Custom Bookmark Links, bạn hãy click chọn Enable viewer settings in report link.

Để biết thêm các mẹo hữu ích khác, bạn có thể tìm đọc Hướng dẫn các thao tác nâng cao trong Data Studio.

Công thức nâng cao

Với các công thức nâng cao, Google Data Studio chuyển từ một công cụ trực quan đơn giản sang cung cấp cho bạn khả năng chuyển đổi dữ liệu khi cần.

Các trường được tính toán:  Các trường được tính toán cho phép bạn tạo các số liệu, dữ liệu mới hoặc tùy chỉnh trong Google Data Studio từ dữ liệu hiện có của bạn. Bạn có thể thực hiện tính toán, tạo danh mục hoặc chuyển đổi dữ liệu của mình với các trường được tính toán.

Biểu thức có điều kiện: Trả về kích thước và số liệu dựa trên biểu thức điều kiện. Câu lệnh CASE cho phép bạn tạo các trường mới sử dụng logic điều kiện để xác định các giá trị trường. CASE thường được sử dụng để tạo các danh mục hoặc nhóm dữ liệu mới.

Nhược điểm của Google Data Studio

Giống như tất cả các công cụ khác, Data Studio vẫn còn một số nhược điểm sau.

Định dạng còn hạn chế

Định dạng trong Data Studio vẫn còn hạn chế, nó không hoạt động giống như Google Sheets,… Điều này có nghĩa là mọi người thường gặp các vấn đề về định dạng, khó có thể định dạng chính xác dữ liệu của mình.

Không phải là một công cụ Business Intelligence hàng đầu

Rõ ràng Data Studio không thể so sánh với các công cụ Business intelligence (BI) hàng đầu hiện có trên thị trường khác như Tableau, Microsoft Power BI,… Mặc dù Data Studio giúp trực quan hóa dữ liệu của bạn một cách hiệu quả, nhưng nó không cho phép bạn phân tách và phân tích dữ liệu của bạn theo nhiều cách như những công cụ BI khác.

Tính năng Data Blending chưa hoàn thiện

Vào tháng 7 năm 2018, Data Studio đã thêm một tính năng gọi là Data Blending vào kho vũ khí của mình. Bạn có thể sử dụng công cụ này để tham gia phối hợp với các dữ liệu từ các nguồn khác nhau để có một dashboard tốt hơn và báo cáo chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, bạn bị giới hạn trong việc trộn tối đa 5 nguồn dữ liệu trong một biểu đồ và hiện tại việc trộn dữ liệu chỉ hỗ trợ các hoạt động left outer join.

Với tư cách là một công cụ trực quan hóa dữ liệu miễn phí, Google Data Studio (GDS) rõ ràng đã mang đến cho chúng ta nhiều tính năng mạnh mẽ, hữu ích. Hy vọng trong thời gian sắp tới, những nhược điểm trên được cải thiện. Nếu bạn quan tâm đến công cụ đắc lực này, đừng quên theo dõi Gitiho để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết này

Google Data Studio - một công cụ tạo báo cáo trực quan, Dashboard chuyên nghiệp không còn quá xa lạ với chúng ta. Đặc biệt là đối với những ai làm quản lý, team leader muốn xây dựng báo cáo dựa trên dữ liệu thì thành thạo công cụ này sẽ giúp bạn làm việc nhàn hơn rất nhiều. 

Còn nếu bạn chỉ mới nghe tới Google Data Studio, muốn ứng dụng công cụ này để hỗ trợ hiển thị dữ liệu trực quan nhưng chưa biết cách dùng. Tham khảo ngay khóa học Google Data Studio cho người mới bắt đầu của Gitiho nhé.

Bạn có thể nhấn Học thử và Đăng ký để trải nghiệm những ứng dụng tuyệt vời mà công cụ này mang lại nha.

0/5 - (0 bình chọn)

0/5 - (0 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông