Phát
hiện đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc của Aristotle về việc một câu truyện cần phải có
bố cục 3 phần: một bắt đầu rõ ràng, thân và phần kết truyện rất được đánh giá
cao. Chúng ta có thể dùng thông tin này – cũng như những kiến thức về cách kể
chuyện trong các vở kịch và các bộ phim – để xây dựng lên câu chuyện mà chúng
ta muốn kể thông qua dữ liệu. Hãy thảo luận về từng yếu tố cũng như xem xét các
chi tiết cụ thể khi xây dựng lên câu chuyện của bạn.
Điều đầu tiên cần làm là giới thiệu cốt truyện, xây dựng lên ngữ cảnh cho khán giả của bạn.
Hãy coi đây là cảnh đầu tiên. Trong phần này, chúng ta tạo nên các yếu tố
cốt lõi của câu chuyện – bối cảnh, nhân vật chính, các vấn đề cần được giải quyết,
và cuối cùng là kết quả mong muốn – đưa mọi người có một cái nhìn chung để câu
chuyện được tiếp diễn. Chúng ta nên cân nhắc về ai là các khán giả của chúng ta, thu
hút được sự chú ý của họ từ đó trả lời cho các câu hỏi mà họ có thể đang phân vân:
Trong cuốn sách, Beyond Bullet
Points, Cliff Atkinson đã đưa các câu hỏi để xem
xét và trả lời khi xây dựng nên câu chuyện:
Hãy lưu ý sự giống nhau giữa các
câu hỏi trên và những câu hỏi nêu ra bởi McKee mà chúng ta đã đề
cập trong bài viết về cách kể chuyện trong các bộ phim.
Cliff
Atkinson sử dụng PowerPoint để kể chuyện, tận dụng cấu trúc cơ bản của cấu
trúc ba cảnh. Cuốn sách của ông, Beyond Bullet Points, giới thiệu một cấu trúc
kể chuyện và đưa ra những lời khuyên thiết thực trong việc sử dụng PowerPoint để
giúp người dùng tạo nên câu chuyện bằng bài thuyết trình của họ. Bạn có thể đọc
thêm về việc này tại: beyondbulletpoints.com.
Một
cách khác để áp dụng cấu trúc 3 phần này trong phần thuyết trình của bạn là thể
hiện nó bằng các vấn đề và cách giải quyết mà bạn đề xuất. Như chúng ta đã nói ở
trên, các xung đột cũng như các căng thẳng kịch tính là những thành phần quan trọng của một
câu chuyện. Một câu
chuyện trong một thế giới màu hồng và cuộc sống cứ như vậy mà tiếp diễn thì
không mấy hấp dẫn, thú vị hay truyền cảm hứng để thay đổi.
Hãy
nghĩ về các yếu tố xung đột và căng thẳng, giữa sự mất cân bằng
và cân bằng, hoặc được
thể hiện bằng các vấn đề mà bạn đang muốn nói đến – đây là những công cụ kể
chuyện sẽ
giúp bạn thu hút khán giả của bạn, để
họ chú ý ngay lập tức đến giải pháp mà bạn đang nói đến. Nancy Duarte gọi sự
căng thẳng này là “sự xung đột giữa những gì đang có và những gì có thể có”.
Luôn luôn có một câu chuyện để kể. Nếu mà vấn đề của bạn đáng nói, thì việc thiết
kế nên một câu chuyện cho vấn đề đó cũng đáng để bạn đầu tư thời gian.
Vậy trong bài viết này bạn đã nắm thêm một chút kiến thức về Trực quan hóa dữ liệu rồi rồi, cụ thể là cách để kể chuyện với Trực quan hóa dữ liệu của bạn. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến Trực quan hóa dữ liệu, bạn hãy truy cập trang gitiho.com nhé.
Thời đại công nghệ 4.0 đang dần đi vào cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tự trang bị kiến thức tin học cho phù hợp để có thể bắt kịp nhưng thay đổi nhanh chóng này. Chẳng ai khác ngoài bạn hiểu mình cần trang bị thêm kiến thức gì. Hãy tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay.
Khóa học liên quan