Lộ trình học Data Analyst cho người mới bắt đầu từ A - Z

Nội dung được viết bởi Kim Thu

Không có một công thức hay phương pháp học cụ thể nào với những ai muốn học Data Analyst. Tùy thuộc vào nền tảng kiến thức, mục tiêu học tập cũng như thời gian của mỗi cá nhân mà sẽ có các chương trình học phù hợp.

Tuy nhiên, nếu bạn là người mới học phân tích dữ liệu từ con số 0 thì có thể tham khảo lộ trình học Data Analyst sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay. Cùng xem nhé.

Học Data Analytics mất bao lâu?

Nếu bạn là sinh viên ngành kinh tế hoặc trái ngành muốn chuyển hướng sang lĩnh vực phân tích dữ liệu thì đều có thể lựa chọn nghề Data Analyst. Thông thường, lộ trình để học Data Analyst bắt đầu từ đầu thường mất khoảng 6-8 tháng và chia làm 4 giai đoạn: 

Preparation – exploratory – modeling – communication (chuẩn bị – khám phá – mô hình hóa – truyền đạt)

Đương nhiên 8 tháng này không đủ để đưa bạn từ con số 0 trở thành chuyên gia phân tích dữ liệu. Nhưng đây là khoảng thời gian quan trọng để bạn hình thành các kiến thức nền tảng để có thể bắt đầu thực tập và tích lũy thêm kinh nghiệm.

Tuy nhiên khoảng thời gian này có thể biến động hơn hoặc kém tùy thuộc theo background, khả năng tiếp thu và định hướng theo nghề của bạn như thế nào. Để đạt được mục tiêu theo đúng mốc thời gian mà bạn muốn, bạn cần thiết kế lộ trình học phù hợp và có cái nhìn chính xác về nghề Data Analyst.

Lộ trình học Data Analyst cho người mới bắt đầu từ A - Z

Lộ trình học Data Analyst cho người mới bắt đầu

Với lộ trình này, bạn sẽ có được kiến thức nền tảng và trọng tâm về ngành phân tích dữ liệu, đủ để bắt đầu với vị trí Fresher hoặc Junior của Data Analyst tại các doanh nghiệp. 

Xác định mục tiêu và kế hoạch học tập

Khi làm bất cứ một điều gì, chúng ta nên đặt ra mục tiêu cụ thể và thời gian để hoàn thành nó. Điều này sẽ xác định hướng đi, cách làm cũng như hành động của bản thân bạn trong tương lai.

Ví dụ nếu bạn bắt đầu học từ con số 0 và muốn trở thành Data Analyst sau 6-8 tháng, đầu tiên bạn sẽ tìm hiểu những kiến thức căn bản về ngành này, yêu cầu công việc như nào và lộ trình phát triển nghề nghiệp ra sao. Sau đó, bạn hãy lập kế hoạch học tập cụ thể hoặc đăng ký trung tâm hoặc khóa học để có lộ trình học Data Analyst rõ ràng hơn.

Tìm hiểu và học các công cụ sử dụng trong Data Analyst

Có rất nhiều các công cụ để phục vụ cho công việc phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, một số công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phân tích và xử lý dữ liệu mà bạn cần nắm vững khi bắt đầu theo ngành Data Analysis:

Có thể sẽ mất 1-2 tháng để học sử dụng và làm quen với các công cụ này và áp dụng vào công việc thực tế.

Nếu bạn đang có nhu cầu học 2 công cụ này, tham khảo ngay combo khóa học Data Analyst của Gitiho hiện đang được ưu đãi chỉ còn 799K bao gồm:

SQLG01 - Truy vấn dữ liệu với SQL 

PBIG01 - Tuyệt đỉnh Power BI của Gitiho giúp bạn phân tích và xây dựng mô hình dữ liệu từ đơn giản đến phức tạp.

Lộ trình học Data Analyst cho người mới bắt đầu từ A - Z

Khi đăng ký học tập tại Gitiho, bạn sẽ được học thông qua các bài giảng video quay sẵn, kèm theo đó là các tài liệu và bài tập thực hành để giúp bạn nhanh chóng áp dụng được vào thực tế. 

Mọi thắc mắc của bạn trong quá trình học để được giảng viên của Gitiho giải đáp và hỗ trợ nhiệt tình. Ngoài ra, chỉ đăng ký một lần, bạn sẽ được học trọn đời tại Gitiho nhé!

Học Business Intelligence Analysis

BIA (Business Intelligence Analysis) là nhà phân tích dữ liệu kinh doanh với các công việc như thu thập dữ liệu, khảo sát thị trường, tập hợp các số liệu trong quá khứ,...để từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Để trở thành một Business Intelligence Analyst, bạn cần kết hợp kiến thức ngành, kỹ năng giải quyết vấn đề, và hiểu biết về thống kê và trực quan hóa dữ liệu. Học các công cụ như Power BI, Python, SQL cũng sẽ hỗ trợ công việc của BIA khi bạn có khả năng tư duy có hệ thống cao và biết cách tự động hóa báo cáo.

Ngoài ra, kỹ năng thống kê là quan trọng đối với mọi Data Analyst. Có kiến thức về thống kê sẽ giúp bạn tránh các sai lầm về lấy mẫu, thông tin sai lệch hoặc bỏ sót dữ liệu cơ bản. 

Lộ trình học Data Analyst cho người mới bắt đầu từ A - Z

Bắt đầu trở thành một Master Data Analyst

Trong lĩnh vực Data Analyst, bạn có thể phát triển thành nhà phân tích hiệu suất kinh doanh sử dụng công nghệ học máy (Machine Learning). Ví dụ, bạn có thể dự báo khả năng khách hàng rời bỏ bằng thuật toán hồi quy, từ đó thực hiện các biện pháp duy trì khách hàng và tối ưu hóa quảng cáo một cách hiệu quả.

Trau dồi các kỹ năng mềm

Một Data Analyst không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn cần có những kỹ năng mềm cần thiết như tiếng Anh, khả năng giao tiếp, thuyết phục, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề,....

Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm, hãy cố gắng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện các điểm mạnh của bạn trong lĩnh vực phân tích dữ liệu trên CV. Ví dụ, hãy liệt kê các công cụ và ngôn ngữ lập trình mà bạn biết như SQL, Python, Power BI thành các danh mục riêng biệt. 

Trong mỗi danh mục, hãy bao gồm 1-2 dự án hoặc bài tập nhỏ mà bạn đã thực hiện để chứng minh rằng bạn có kinh nghiệm thực tế. Đừng quên đề cập đến dự án có liên quan đến dữ liệu mà bạn đã thực hiện hoặc đã hợp tác nhé.

Bên cạnh đó, đừng quên chuẩn bị thật kỹ trước khi có cuộc hẹn phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng nhé.

Lộ trình học Data Analyst cho người mới bắt đầu từ A - Z

Ứng tuyển vị trí thực tập sinh hoặc công việc Entry - level

Sau khi đã có đủ kiến thức lý thuyết và thực hành với data, bạn nên làm đẹp CV của mình bằng các công việc entry-level đòi hỏi ít kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng đừng ngại thử sức với các công việc mà bạn cho rằng khả năng mình không đáp ứng được. Biết đâu thái độ cầu tiến và ham học hỏi của bạn lại đủ thu hút nhà tuyển dụng đấy.

Nếu còn là sinh viên thì thật tuyệt. Bạn có thể tìm kiếm các doanh nghiệp đang tuyển thực tập sinh và tích lũy kinh nghiệm thực tế vào hồ sơ của mình nhé.

Thi lấy chứng chỉ hoặc bằng cấp Data Analyst

Để thuận lợi thăng tiến trong công việc sau này, bạn nên cân nhắc thi chứng chỉ hoặc bằng cấp về Data Analyst. Tuy bằng cấp không phải là yếu tố bắt buộc nhưng chắc chắn nó cũng mở ra nhiều cơ hội hơn cho bạn.

Một số chứng chỉ về lĩnh vực này mà bạn có thể cân nhắc như Certified Analytics Professional hoặc Cloudera Certified Associate Data Analyst. Nếu bạn muốn tiến lên vị trí Data Scientist, bạn có thể phải có bằng thạc sĩ về khoa học dữ liệu hoặc lĩnh vực liên quan.

Lộ trình học Data Analyst cho người mới bắt đầu từ A - Z

Mẹo học Data Analyst để có công việc sớm

Nếu bạn là người mới và chưa có kinh nghiệm, tham khảo ngay một số mẹo học tập để nhanh chóng có job đầu tiên của chúng tôi dưới đây:

  • Học đúng trọng tâm, lộ trình học Data Analyst đã vạch ra trước đó nhưng vẫn đủ kiến thức để đi làm. Đừng ham học những cái nâng cao trong khi cái cơ bản bạn vẫn chưa nắm được nhé.
  • Luôn thực hành song song với việc học lý thuyết. Chỉ khi bắt tay vào làm thực sự bạn mới rút ra được nhiều điều và tiến bộ nhanh chóng.
  • Dù khả năng tự học của bạn tốt, nhưng các nhà tuyển dụng vẫn thường ưu tiên các ứng viên được đào tạo về phân tích dữ liệu bài bản. Bởi bạn sẽ được học theo lộ trình trở thành Data Analyst cụ thể và bám sát yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
  • Bạn nên tìm cho mình một mentor hướng dẫn nếu muốn đi xa hơn và nhanh hơn. Đôi khi một số khó khăn mà bạn gặp phải sẽ khiến bạn nản chí vì không tìm được giải pháp. Và chính lúc này người có kinh nghiệm hơn sẽ giúp bạn gỡ rối và tìm ra hướng đi đó,

Có thể nói, Data Analyst không phải là ngành học dễ. Do vậy, nếu muốn lộ trình học Data Analyst đi đúng hướng và thời gian đã đặt ra ban đầu, bạn phải thật sự cam kết và kỉ luật. Và chắc chắn, kết quả nhận được sẽ xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra.

Gitiho chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

5/5 - (1 bình chọn)

0 thảo luận

@ 2020 - Bản quyền của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Gitiho Việt Nam
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số: 0109077145, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội
Giấy phép mạng xã hội số: 588, cấp bởi Bộ thông tin và truyền thông